Quảng cáo top banner

- Kinh Tế với Quốc Phòng - là sự TRƯỜNG TỒN CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC

Đăng lúc: Thứ bảy - 28/06/2014 10:52 - Người đăng bài viết: dulichhaiduong
- Kinh Tế với Quốc Phòng - là sự TRƯỜNG TỒN CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC

- Kinh Tế với Quốc Phòng - là sự TRƯỜNG TỒN CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC

- Kinh tế luôn gắn với Quốc phòng, đó là bài học sơ đẳng nhất ... - " Phát triển kinh tế và mở rộng giao thương kinh tế đa phương là tốt, nhưng với Trung Quốc Bành Trướng, chúng ta có sợ bọn chúng thâm độc thôn tính nước ta, đây là cơ hội xâm lược thẳng tiến vào Thủ Đô Hà Nội c - Trái tim của cả nước - Niềm tin yêu hy vọng của chúng ta và chúng ta không kịp trở tay để kéo bọn chúng đánh theo chiến lược lâu dài của ta là : chia nhỏ, chặn đầu đuôi tiêu diệt từng bộ phận đi đến tiêu diệt hoàn toàn và giành thắng lợi ? ..."

... Do vị trí địa lý và truyền thống của dân tộc Việt Nam, bài toán phát triển kinh tế gắn với Quốc Phòng và an ninh Quốc Gia là bài toán sơ đẳng nhất. Tất cả con dân Việt Nam, bắt đầu sinh ra cho đến lúc trướng thành rồi nghỉ ngơi về với điền viên thậm chí  đến lúc "Lâm Trung" cũng vẫn dặn lại con cháu, các thế hệ sau luôn tiếp bước và giữ gìn. Đó là truyền thống anh hùng dựng nước và  giữ nước và sự sinh tồn của Dân Tộc và Đất Nước ! 

      - Chủ nhiệm Web dulichhaiduong.vn và 559.vn st cho bạn đọc tham khảo và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trân trọng ! 

Tầm nhìn biển đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng “khai quốc công thần” với những chiến công “truyền quốc sử” trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, vốn xuất thân là thầy giáo dạy sử - địa. Ông hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc phòng và kinh tế.

Trong bài viết lược thuật này, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những chỉ đạo chiến lược của Đại tướng trong giải phóng, xây dựng và bảo vệ biển, đảo Việt Nam. Tư liệu trong bài được lấy chủ yếu từ sách “Võ Nguyên Giáp - hào khí trăm năm” do NXB Trẻ phát hành. 

Tầm nhìn trong giải phóng các đảo ở Biển Đông

Ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhìn ra thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam mà ông còn nghĩ ngay đến việc giải phóng các hòn đảo trên Biển Đông. Đại tướng đã kiến nghị với Bộ Chính trị: “Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”. Kiến nghị này đã được ghi vào Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 25/3/1975.

Cũng từ ngày ấy, Quân ủy Trung ương điều đồng chí Hoàng Trà, Chính ủy Quân chủng Hải quân về làm việc cạnh Bộ Tổng tham mưu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng yêu cầu Bộ Tổng tham mưu và Bộ Ngoại giao cung cấp tài liệu về tình hình biển đảo, chỉ đạo Cục Quân báo nắm tình hình quân ngụy ở Biển Đông để có kế hoạch giải phóng kịp thời.

Khó khăn của ta lúc bấy giờ là lực lượng hải quân còn nhỏ bé, làm thế nào để hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ trên biển là thách thức lớn. Ngày 2/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị cho đồng chí Lê Trọng Tấn: Phải nắm lực lượng ở Khu 5 và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát Bộ đội Hải quân diễn tập năm 1964. Ảnh tư liệu

Lúc này, ở khu vực Trường Sa có Hạm đội 7 của Mỹ và nhiều nước khác hoạt động. Hải quân ngụy cũng được trang bị tàu lớn. Do đó, đòi hỏi khâu tiến công phải hết sức mưu trí, sáng tạo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu điều ngay Sở chỉ huy tiền phương của Bộ tư lệnh Hải quân vào Đà Nẵng, tham gia tiếp quản căn cứ hải quân ngụy mà ta vừa giải phóng, chuẩn bị sẵn sàng để giải phóng các đảo. Lệnh của Tổng tư lệnh rất rõ ràng: Khi thấy quân ngụy Sài Gòn nguy khốn thì lập tức tổ chức đánh chiếm các đảo. Trường hợp nước ngoài thừa cơ quân ngụy khốn đốn mà đã chiếm đảo, thì ta kiên quyết chiếm lại, gặp khó khăn gì phải báo cáo Tổng hành dinh.

Trước đó, ngày 30/3/1975, Quân ủy Trung ương đã điện cho các đồng chí Chu Huy Mân và Võ Chí Công: “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao cho Khu ủy và Bộ tư lệnh B1 nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo, thực hiện gấp rút nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo hiện do quân ngụy chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Ngày 9/4/1975, quân báo thông báo quân ngụy bắt đầu rút khỏi Biển Đông, Quân ủy Trung ương đã điện tối khẩn cho đồng chí Chu Huy Mân và đồng chí Võ Chí Công: “Có tin quân ngụy chuẩn bị rút khỏi Trường Sa. Các anh cho kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước đang có ý đồ xâm chiếm”.

Nhận được lệnh, các tàu hải quân và lực lượng thuộc Khu 5 đã giả danh tàu đánh cá, xuất phát ra Trường Sa. Lực lượng ta đã đánh bằng cách của mình, dùng đặc công bí mật tiếp cận, nhanh chóng đổ bộ, bất ngờ chiếm mục tiêu, lần lượt giải phóng các đảo. Ngày 14/4/1975, chỉ sau hơn một giờ chiến đấu, quân ta giải phóng đảo Song Tử Tây. Sau đó, lần lượt các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn… đều được giải phóng. Ngày 28/4/1975, đảo An Bang được thu hồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Trường Sa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký điện khen: “Nhiệt liệt khen ngợi các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược”.

Mở đường làm kinh tế biển

Năm 1977, trên cương vị Phó thủ tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất một chiến lược về khoa học biển và kinh tế miền biển rất ấn tượng. Nói chuyện với các nhà khoa học, Đại tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu trong hiểu biết về biển cả, để góp phần thúc đẩy việc khai thác tốt hơn những nguồn lợi mà biển cả sẽ đem lại cho đất nước ta”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) trên một con tàu hải quân tháng 3/1973Ảnh tư liệu

Về hướng khai thác kinh tế biển, Đại tướng chỉ ra những vấn đề vượt thời gian: “Việc khai thác dầu khí ngoài biển Việt Nam đã là chuyện trước mắt. Việc sử dụng năng lượng thủy triều ở bờ biển nước ta cũng phải đặt ra rồi. Độ chênh lệch của thủy triều nước ta chứa đựng một tiềm năng quan trọng về năng lượng là rất quý. Có thể có những kiểu máy điện thủy triều được không? Các đồng chí vật lý biển phải trả lời vấn đề này, ngành cơ khí phải đi trước một bước”… “Ngành sinh học biển phải đi sâu, thúc đẩy phương hướng kinh tế này. Cần phải từ đặc điểm của từng vùng biển có những điều kiện vật lý như nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng chiếu xuống như thế nào, rồi áp suất sóng, thủy động lực, dòng chảy như thế nào, để kết luận xem những vùng nào nuôi được loại cá nào là thích hợp nhất”…

Trong chỉ đạo phát triển kinh tế biển, ngay từ năm 1977, Đại tướng đã có những chỉ đạo chiến lược rất sâu sắc: Kinh tế vùng biển phải từ đất liền mà phát triển ra biển và các hải đảo. Đưa dân ra làm kinh tế biển đảo, vừa cải thiện được đời sống của dân, vừa có lực lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, để giữ vững chủ quyền biển, đảo.

Năm 1985, trước khi có Đổi mới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề ra Chiến lược làm chủ biển với nội dung toàn diện và cụ thể. Cho đến nay, những vấn đề đặt ra trong chiến lược này vẫn nóng hổi tính thời sự. Chiến lược này là minh chứng lịch sử làm sáng rõ tư duy khoa học và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về biển, đảo Tổ quốc.

Theo Quân đội nhân dân

 

     Dưới đây là ý tưởng của một Ccb và là chủ một Doanh Nghiệp, tôi đã đưa thông tin này lên trang Web của Doanh Nghiệp, xin được trich nội dung 2 (ý tưởng ngày 18- 8 - 2011, thực hiện 7- 9 - 2011 đưa lên trang Web 559.vn) như sau :     

  2 -  Khi còn có khó khăn về Ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng... bảo vê biên, đảo của Tổ quốc  : Chính phủ giao cho mỗi Thành phố trực thuộc TW 500 tỉ đồng, các Tỉnh từ đồng bằng đến miền núi  trong cả nước mỗi tỉnh đóng góp từ  50 đến 100 tỉ đồng (bớt chi, tiệt kiệm) và xã hội hóa việc bảo vệ Tổ quốc. Đối với các DN,  mỗi DN (DN nhỏ thi 20 triệu đồng, DN vừa 30, 50 triệu đồng, DN lớn đến 100 tỷ đồng) cũng phải thể hiện trách nhiệm của mình đối  vởi đất nước ; tiếp đến là sức mạnh của hơn 90 triệu dân (mỗi người từ 10 nghin đồng đến 100 nghin đồng) cuối cùng tổng hơp và quyết định là Ngân sách của Trung ương ( lúc đó chúng ta sẽ có hàng trăm ngàn ti đồng),  để đầu tư xây dựng các công trình ... bảo vệ biển, đảo của tổ quốc ; mỗi đơn vị đầu tư xây dựng một đến hai công trình  theo quy hoạch chung của Nhà nước ở Trường Sa và Hoàng Sa, ghi tên tỉnh, thành phố của mình đã đầu tư xây dựng lên công trình ; tự tổ chức quản lý và khi xây dựng xong bàn giao cho chính quyền hai quần đảo. Sau đó, chúng ta  tiếp tục xây dựng các công trinh, khí tài bảo vệ biên giới trên bộ có nguồn nguy hiểm cao độ. Trong 2, 3 đến 5 năm,  chúng ta sẽ có những công trình hiện đại, vũ khí hiện đại - công nghệ cao mà không có khó khăn gì. Được như vậy, toàn dân yên tâm làm ăn, làm giầu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiện đại hóa quân đội, bảo đảm "Bách chiến, bách thắng !"  mọi kẻ thù xâm lược !.  

                                                                            DOANH NGHIỆP HOÀNG NGUYÊN 

                                                      444 Nguyễn Lương Bằng, tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương

 

 

 

.....

Đoạn tuyến này là điểm cuối của Dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai và là điểm đầu của tuyến kết nối hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Do đó việc hoàn thành đoạn tuyến và đưa vào khai thác là vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và An ninh Quốc phòng trong khu vực…

Tháng 8-2014 thông xe tuyến Nội Bài - Lào Cai ... 

Đoạn tuyến được đưa vào sử dụng không chỉ giúp các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tiết kiệm tối đa nhiên liệu mà còn bảo đảm an toàn do tuyến đường được thiết kế 2 chiều riêng biệt thông thoáng, không có các điểm giao cắt với các đường khác.

Được biết, tổng chiều dài toàn tuyến là 245 Km đi qua TP Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai được chia làm 8 gói thầu xây lắp. 

Đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt, thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng và nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc.

Dự án triển khai góp phần thực hiện thành công thoả thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng, phát triển "Hai hành lang -Một vành đai kinh tế", bao gồm: Hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; vành đai kinh tế duyên hải vịnh Bắc Bộ. 

Dự án còn tạo sự kết nối các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp và tạo động lực cho công tác khai thác du lịch của thành phố Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.

Theo VEC, cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ hoàn thành và thông xe toàn tuyến trong năm 2014. Trước đó, VEC cũng đã thông xe và khai thác tạm đoạn tuyến dài 27km từ Hà Nội đi Vĩnh Phúc của dự án vào tháng 12/2013.                                                                                       

Bình Minh

 

rss

 

Nam Ninh: Cầu nối Việt Nam - Trung Hoa (28/11/2008 7:53:09 CH)

'Trung Quốc xác định Quảng Tây là mắt xích quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Vì vậy, Chính quyền sở tại đang có những động thái quan trọng nhằm triển khai những bước đi khá mạnh bạo.....'

Trung Quốc xây 3 tuyến đường cao tốc nối Quảng Tây với Việt Nam (28/11/2008 7:53:05 CH)

Các tuyến đường này bao gồm: Đường cao tốc đi từ Nam Ninh tới Hữu Nghị Quan với tổng chiều dài 179km, nối liền với quốc lộ 1A của Việt Nam; tuyến từ Nam Ninh, qua cảng Phòng Thành đến Đông Hưng, có tổng chiều dài 182km; tuyến từ Bách Sắc đến Long Bang, tổng chiều dài khoảng 128km, nối với con đường đi từ Lạng Sơn đến Cao Bằng

Khai mạc Hội chợ triển lãm Du lịch – Thương mại biên giới năm 2006 (28/11/2008 7:52:35 CH)

Sáng ngày 21/12/2006 tại Trung tâm Th­ương mại Sài Gòn - Hữu Nghị, khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn và UBND huyện Văn Lãng phối hợp với Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Việt Nam về khoa học và phát triển xã hội tổ chức hội chợ Triển lãm Du lịch – Thương mại biên giới năm 2006.

Nam Ninh - kilômét 1.000 (28/11/2008 7:52:35 CH)

Quảng Tây vừa hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc đầu tiên nối Nam Ninh với Hữu Nghị quan ở biên giới Lạng Sơn, nó đã rút ngắn thời gian bốn tiếng đồng hồ trên tuyến đường bộ này trước đây xuống còn hai tiếng ...

Chương trình quảng bá hình ảnh đất nước và giao lưu thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam tại Quảng Tây (Trung Quốc) (28/11/2008 7:40:35 CH)

Thời gian qua, thực hiện chủ trương thúc đẩy hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế'' giữa Việt Nam và Trung Quốc, Chính phủ và chính quyền địa phương hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thiết thực, với nhiều hình thức phong phú nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch giữa các địa phương có chung đường biên giới.

....

 - Tình hữu nghị nhưng chúng ta phải rất cảnh giác với Trung Quốc BÀNH TRƯỚNG. Năm 1979, chúng đã xâm lược nước ta bằng những múi tiến quân xâm lược toàn tuyến biên giới, nhưng nay ĐƯỜNG THÔNG NỘI BÀI CÔN MINH , Trung Quốc có giở mặt  đánh chúng ra trải rộng cả tuyến biên giới hay tập trung một hướng chủ yếu đường bộ là từ Lạng Sơn - Nội Bài - Hà Nội và đường biển là Hải Phòng hoặc Hà Tĩnh ? Những người cầm súng chống Mỹ chúng ta suy ngẫm và có đối sách đề phòng nhé ! Web dulichhaiduong.vn và 559.vn. Trân Trọng !  

- Sơ đồ trên theo báo Văn Hóa Nghệ An - Web 559.cn st ;

-  ccb Lê Văn Hạnh, Chủ nhiệm Web dulichhaiduong.vn và 559.vn ST kính tặng đồng đội và bạn đọc mạng những hình ảnh về Đảo Trường Sa thân yêu và thiêng liêng của Việt Nam chúng ta,  khi các đồng chí và các bạn vào Web của Doanh Nghiệp có tên miền : dulichhaiduong.vn và 559.vn.  Tôi và các đồng chí, Ccb chúng ta rất tự hào về trang sử vẻ vang của Dân Tộc Việt Nam và của Quân đội Nhân Dân Việt Nam anh Hùng, của Trung đoàn 29 bộ binh anh hùng - đã hoàn thành nhiệm vụ với Tổ Quốc là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tình nguyện làm NHIỆM VỤ QUỐC TẾ CAO CẢ với đất nước Lào - người anh em thủy trung son sắt  và  cứu nhân dân Căm Pu Chia thoát khỏi họa diệt chủng ;

...

7 “Mắt Thần Tổ Quốc” Trên Quần Đảo Trường Sa

 (- Web dulichhaiduong.vn và 559.vn sưu tâm hình ảnh các mắt thần của Tổ Quốc để tiện cho mỗi công dân Việt Nam dễ có điều kiện tiếp cận nhanh hơn và cùng nhau làm hết trách nhiệm và nghĩa vụ công dân với Tổ Quốc!)

Khi nói đến Trường Sa nhiều người thường nghĩ đến hình ảnh những người lính hải quân hay những ngư dân đang sinh sống trên các đảo, mà ít người biết rằng  các đơn vị Phòng không, Không quân đang ngày đêm canh giữ bầu trời Trường Sa, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

 

 

...

 

.

 

- Trung Quốc nước to, đất rộng, dân có đông nhưng hành động phi nghĩa chúng ta không sợ. Lịch sử dân tôc nước Việt Nam ta đã chứng minh điều đó ! 

I. KHÁI QUÁT CHUNG: 

1. Tên nước: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China).

2. Thủ đô: Bắc Kinh
3. Vị trí địa lý: Nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á - Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakstan, Kirgizstan, Tajikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan (phía Tây Nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông).
4. Diện tích: 9,6 triệu km2 
5. Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7oC, tháng 7 là 26oC. 
6. Dân số: hơn 1,3 tỷ người.
7. Dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc thiểu số (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc).
8. Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
9. Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.

10. Ngày quốc khánh: 01/10/1949.

11. Thể chế nhà nước: Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là nước Xã hội Chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng.

 

II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:

1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 18/1/1950

Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước.

2. Quan hệ chính trị

Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thoả thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng thời nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tạo cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài trong thời gian tới. Hai bên đã chuẩn bị nhiều hoạt động thiết thực và có ý nghĩa trong năm 2010 - dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Trung và là “Năm Hữu nghị Việt-Trung”.

- Năm 2009, phía ta có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi dự Hội nghị Bác Ngao, thăm Quảng Đông, Hồng Công và Ma Cao (4/2009), dự Hội chợ miền Tây Tứ Xuyên và thăm chính thức Tứ Xuyên, Trùng Khánh (10/2009), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi (7/2009), Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị (3/3009), Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Hà Thị Khiết (5/2009), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (5/2009) sang thăm Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sang Trung Quốc dự Hội nghị WEF (9/2009), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng dự Hội chợ Trung Quốc – ASEAN và thăm Quảng Tây (10/2009); Phía Trung Quốc có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Nguyên Triều (6/2009), Bí thư Ban Bí thư, Phó Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Hà Dũng (8/2009) thăm Việt Nam, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc sang thăm ta và dự họp Phiên thứ 3 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương (3/2009), Ngoại trưởng Dương Khiết Trì sang Việt Nam dự Hội nghị FMM 9 (5/2009).

Trong các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp; khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

- Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (11/2006) và đã tiến hành 3 phiên họp (phiên thứ 3 họp tại Hà Nội tháng 3/2009).

- Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng. Từ cuối năm 2007, phía Trung Quốc khôi phục lại việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cao cấp và trung cấp cho taTháng 12/2008, Trưởng ban liên lạc đối ngoại Trung Quốc Vương Gia Thụy thăm Việt Nam, hai bên đã trao đổi ý kiến về các biện pháp tăng cường giao lưu giữa các cơ quan hai Đảng trên các lĩnh vực đào tạo cán bộ, công tác xây dựng Đảng…Dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký thoả thuận về cơ chế hợp tác giao lưu.

Việc giao lưu giữa thế hệ trẻ 2 nước được duy trì (tháng 10/2008, đã diễn ra cuộc “Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc” lần thứ 8 với chủ đề Giao lưu hữu nghị Việt - Trung; Đoàn tàu thanh niên sáng nghiệp gồm 150 đại biểu thanh niên Quảng Tây thăm và làm việc tại Việt Nam 26-31/7/2009).

- Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được tiếp tục tăng cường với việc ký các thỏa thuận hợp tác.

- Quan hệ giữa các địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo, triển lãm...

Liên tiếp trong 5 năm kể từ năm 2004 đến 2008, hàng năm lãnh đạo Quảng Tây đều sang thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ Ngoại giao (Bí thư Khu uỷ Quảng Tây Quách Thanh Côn thăm Việt Nam 2-5/4/2008). Ngoài ra, Tỉnh trưởng Vân Nam Tần Quang Vinh (4/2007); Ủy viên BCT, Bí thư tỉnh Quảng Đông Uông Dương (9/2008); Ủy viên BCT, Bí thư Thiên Tân Trương Cao Lệ (11/2008), Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam La Bảo Minh (8-12/7/2009), Tỉnh trưởng Quảng Đông Hoàng Hoa Hoa (17-21/10/2009) cũng đã thăm ta. Lãnh đạo Việt Nam cũng nhiều lần thăm các địa phương phía Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh v.v. Lần đầu tiên hai bên đã tổ chức Liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới Việt - Trung 2009 vào tháng 5/2009.

Hai bên đã tiến hành phiên họp thứ hai Ủy ban công tác liên hợp giữa 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang với Quảng Tây (5/2009 tại Quảng Tây); 4 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Vân Nam (8/2009 tại Vân Nam) nhằm trao đổi biện pháp tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực cụ thể, chú trọng hiệu quả thiết thực, xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hoà bình, ổn định, hữu nghị. Trong khuôn khổ hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế”, hai bên đã tiến hành Hội nghị lần thứ 5 về hợp tác hành lang kinh tế giữa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) với Vân Nam (Trung Quốc) (11/2009) tại Hà Nội.

- Hiện nay Việt Namcó các Tổng lãnh sự quán tại Quảng Châu, Nam Ninh, Côn Minh, Hồng Công, tháng 11/2007, Việt Nam đã mở thêm Văn phòng Lãnh sự tại Thượng Hải trực thuộc Đại sứ quán ta tại Bắc Kinh.

3. Quan hệ kinh tế thương mại:

a. Về thương mại:

- Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên cũng đã đề ra mục tiêu mới nâng kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD vào năm 2010.

- Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt trên 20 tỷ USD; 10 tháng đầu năm 2009 đạt16,6 tỷ USD, trong đó ta xuất 3,7 tỷ USD, nhập 12,9 tỷ USD.

- Hai bên tích cực trao đổi các biện pháp duy trì đà tăng trưởng kim ngạch thương mại đi đôi với cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, trong đó có việc sớm ký “Quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt – Trung”.

b. Về hợp tác đầu tư:

- Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Đến giữa tháng 11/2009, Trung Quốc có 661 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký đạt 2,6 tỷ USD, đứng thứ 15/89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

- Hiện hai bên đã triển khai một số dự án hợp tác kinh tế lớn như Dự án xây dựng nhà máy khai thác và tuyển luyện đồng tại Sin Quyền; nhà máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh I, II; Dự án thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai và khu đầu mối Hà Nội; Dự án hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám Ninh Bình v.v…; Dự án viễn thông nông thôn; Dự án đường sắt đô thị tuyến Hà Nội - Hà Đông v.v… Hai bên cũng nhất trí tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác, tăng cường hợp tác trong các dự án trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” và các dự án lớn khác. Tháng 7/2008,Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và Công ty Hữu hạn công trình quốc tế Nhôm Trung Quốc (CHALIECO) đã ký Hợp đồng EPC xây dựng Nhà máy Alumin, thuộc Dự án Tổ hợp Bauxit - nhôm Lâm Đồng trị giá 446 triệu USD.

Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại dùng vào việc tổ chức các đoàn khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc; giao lưu thanh thiếu niên; đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam;

4. Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hoá, thể thao và du lịch

- Hàng năm, Trung Quốc cung cấp và duy trì số lượng 130 học bổng dài hạn và 10 học bổng thực tập sinh ngắn hạn cho Việt Nam. Trong 3 năm qua, số lượng lưu học sinh Việt Nam sang du học ở Trung Quốc tăng nhanh. Hiện có khoảng 12.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc với những ngành nghề đa dạng. Trung Quốc hiện nay có khoảng trên 2000 người đang du học tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các ngành tiếng Việt, du lịch và kinh doanh.

- Hai bên thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Văn hoá năm 2007-2009 giữa hai Chính phủ và phối hợp hoạt động trong khuôn khổ ASEAN + Trung Quốc. Hai bên trao đổi nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hoá, thể thao, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Trung Quốc  dành ưu đãi trong việc huấn luyện cho các vận động viên và các đoàn thể thao của Việt Nam sang nghiên cứu, học tập và tập huấn tại Trung Quốc.

- Về hợp tác du lịch: Trung Quốc là thị trường nguồn du lịch lớn nhất của Việt Nam. 11 tháng năm 2009 có hơn 476 ngàn lượt khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam. Trung Quốc có hơn 47 dự án với tổng số vốn đăng ký 650 triệu USD đầu tư trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, nhà hàng, sân golf…

5. Về biên giới lãnh thổ:

- Năm 1993, hai bên đã ký Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ. Hai bên cũng đã tiến hành đàm phán về 3 vấn đề: biên giới trên đất liền, phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên biển (Biển Đông).

Đến nay, hai bên đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền (1999); Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (2000); Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ (2000); Nghị định thư hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ (2004).

- Về biên giới trên bộ: Cuối năm 2008, hai bên hoàn thành công tác phân giới cắm mốc đúng thời hạn Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận và ngày 23/2/2009 đã tổ chức Lễ chào mừng sự kiện trên tại khu vực cửa khẩu Hữu nghị - Hữu nghị quan. Ngày 18/11/2009, tại cuộc gặp giữa 2 Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, hai bên đã ký Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu và nhất trí sớm đàm phán ký kết Thỏa thuận về tàu thuyền qua lại tự do tại cửa sông Bắc Luân, Thỏa thuận về Hợp tác cùng phát triển ở khu vực Thác Bản Giốc.

- Về Vịnh Bắc Bộ: hai Hiệp định về Vịnh Bắc Bộ (Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ) được triển khai tương đối thuận lợi, công tác quản lý đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi dần đi vào nề nếp, hạn chế tối đa các xung đột có thể nảy sinh. Hai bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện tốt hai Hiệp định này, cũng như thực hiện tốt công tác kiểm tra liên hợp, điều tra liên hợp nguồn thủy sản trong Vùng đánh cá chung và tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ, đẩy nhanh việc thực hiện “Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thỏa thuận tại Vịnh Bắc Bộ”, đã tiến hành 5 vòng đàm phán về phân định khu vực ngoài cửa Vịnh. Hai bên đã tổ chức 2 vòng đàm phán về hoạt động của tàu cá Việt Nam - Trung Quốc trong Vùng đặc quyền kinh tế của hai nước tại Vịnh Bắc Bộ sau khi vùng dàn xếp quá độ đã hết hiệu lực.

- Về vấn đề biển Đông: Từ năm 1995 đến tháng 7/2006, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành 11 vòng đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề trên biển. Trong các cuộc gặp giữa 2 Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt-Trung thời gian gần đây, hai bên nhất trí kiên trì thông qua đàm phán hoà bình giải quyết vấn đề biển Đông phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển 1982 và tinh thần DOC ký giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong quá trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề biển Đông, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như nghiên cứu khoa học, môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn, khí tượng thủy văn...

5. Địa chỉ Đại sứ quán hai nước:

Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam:

Địa chỉ: 46 Hoàng Diệu, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04-38453736
Fax: 04-38232826

Email: ossc@hn.vnn.vn

Website: vn.china-embassy.org

Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ho Chi Minh City 39 Nguyen Thi Minh Khai Str., Dist.1.

Điện thoại: 08-38292457

Fax: 08-38295009

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc:

Địa chỉ: No 32 Guanghua Rd, Chaoyang Dist, Beijing, PC:100600

Điện thoại: + 86-10-65321155

Fax: + 86-10-65325720

Email: suquanbk@yahoo.com

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc):

Địa chỉ: Room 507, Hong Ta Mansion, No 155, Beijing Road, Kunming, China.

Điện thoại: +86-871-3522669; +868713515889

Fax: +86-871-3516667

Email: tlsqcm@yahoo.com

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hồng Kông và Ma Cao (Trung Quốc)

Địa chỉ: 15/F, 230 Wan Chai Road, Wan Chai, Hong Kong

Điện thoại: +852-25914510; 28359358

Fax: +852-25914524; 25914539

Email: tlsqhk@mofa.gov.vn

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc):

Địa chỉ: 109 Minzu Anvenue, Nanning. PC: 530022

Điện thoại: +86-771-5510560/5510561/5510562

Fax: +86-771-5534738

Emai: tlsq@rediffmail.com

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc):

Địa chỉ: 2F, B Building, Hotel Landmark Canton, Haizhu Square, Guangzhou, 510115.

Điện thoại: +86-20-83305911; 83305910

Fax: +86-20-83305915

Email: Tlsq.quangchou@mofa.gov.vn

Giờ địa phương so với Việt Nam: +1 giờ

 (Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật ngày 25/12/2009)

 

 

    - Trân trọng giới thiệu với các Ccb cùng bạn đọc mạng để cùng tìm hiểu về ông hàng xóm láng giềng hữu nghị hay mưu mô xảo quyệt. Chúng ta cùng suy ngẫm và tìm hiểu lịch sử hai nước từ thời phong kiến cách đây 2000 năm và trở lại hôm nay !
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 29
  • Khách viếng thăm: 26
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 2281
  • Tháng hiện tại: 36174
  • Tổng lượt truy cập: 56894201