Quảng cáo top banner

Di tích lịch sủ Côn sơn

Đăng lúc: Chủ nhật - 01/05/2011 10:57 - Người đăng bài viết: admin
Di tích lịch sủ Côn sơn

Di tích lịch sủ Côn sơn

Hoàng Nguyên trân trọng kính mời quý khách đến di tích lịch sử Côn Sơn

Đến với di tích lịch sử Côn Sơn là hướng lòng về sự thanh trong, cao thượng, trọng đức, dụng tài ; hướng về tinh thần vị tha cội nguồn để ôn lại truyền thống anh hùng của dân tộc và tìm hiểu, học tập về đạo đức, công lao, sự nghiệp, nhân cách của các bậc danh nhân, các anh hùng và thắp hương tưởng nhớ các vị tiền nhân vĩ đại - nơi ấy, sử tích còn ghi đầy những vinh quang chói sáng mãi mãi muôn đời như "Sao Khuê" và cũng có đắng cay, đầy oan nghiệt đến tận cùng. Nơi đấy có chùa Côn Sơn,  có đền thờ Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới.

Côn Sơn ngày nay thuộc xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hai Dương.

1

 

 

1


            1

            1

            1

Chùa Côn Sơn tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa, đặc biệt có tượng của ba vị tổ Thiền phái Trúc Lâm : Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh Hư Động" tạo từ thời Long Khánh (1373 - 1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng "Côn Sơn Thiên tư bi Phúc tự" đã được Bác Hồ đọc khi Người về thăm di tích (15-2-1965) Sau chùa có hồ non bộ, Giếng Ngọc (mắt Kỳ Lân) nước trong vắt không lúc nào vơi.

 

1

 

 

 

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Núi có hình giống một con sư tử khổng lồ quay đầu trông về Đông bắc như đang canh giữ cho sự yên lành, u tịch của chốn thiền lâm. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa "Thiên Tư Phúc Tự" trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

 

Côn Sơn vốn được coi là nơi "Tôn quý của đất trời", có địa linh nhân kiệt nên sớm trở thành nơi hội tụ danh nhân của mọi thời đại và có những người đã đi vào lịch sử Côn Sơn.

 

 

 

Thiền sư Huyền Quang (1254 -1334) vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái mang mầu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng.Ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp "Huyền Quang tôn giả".

 

 

 Ngày nay Côn Sơn mang nặng tính du lịch và tín ngưỡng cả hội xuân và hội thu. Với đường xá thuận tiện, núi non hùng vĩ, những rừng thông bạt ngàn, nhiều loại cây ăn trái,  khoe muôn sắc mầu với thời gian và không gian cùng với nhiều huyền thoại để  các nhà thơ, nhà văn, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, viết,  khám phá và phỏng đoán những điều khó tin nhưng vẫn được dân gian truyền lại.

 

 

Chùa Côn Sơn có từ thời Trần (truyền thuyết cho rằng Chùa có từ thời Đinh), năm Khai Hựu nguyên niên(1329), được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

 

1

 

 

 

1

 

 

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1
 

1


             1

 

 

 

 

 

 

 

Một năm Côn Sơn có hai mùa hội. Hội mùa xuân bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của  Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang (22/1). Hội mùa thu bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Trãi (16/8). Hội mùa xuân có từ sau khi Huyền Quang qua đời (1334). Hội mùa thu hình thành từ năm 1962, thực sự trở thành hội lớn từ năm 1980, khi Nguyễn Trãi được tôn vinh là DANH NHÂN VĂN HOÁ thế giới

Đến nay chưa phát hiện tài liệu nói về quy mô hội thời Trần. Từ thời Lê đến trước năm 1945, hội xuân không lớn nhưng giữ vai trò quan trọng của Phật giáo Việt Nam, được ghi nhận trong Đại Nam nhất thống chí. Hội không chỉ của tín đồ Phật giáo, mà còn là dịp du xuân của thanh thiếu niên. Hội bắt đầu vào rằm tháng Giêng.

 Hội xuân, hay hôi thu Côn Sơn ngày nay, không chỉ thuần tuý mang tinh chất tôn giáo và dân gian mà nó là ngày hội của mọi tầng lớp nhân dân, đủ các lứa tuổi . Các cụ già  và những người có tín ngưỡng tôn giáó đến đây tụng kinh niệm Phật, thanh thiếu niên leo núi du xuân, rồi hôị tụ trên đỉnh núi nơi có Bàn Cờ Tiên để chiêm ngưỡng cảnh núi non, mây trời mờ ảo, khi đậm, khi mờ để vừa thưởng thức, vừa khám phá, tìm hiểu nhiều dấu ấn của di tích để hiểu và tự hào  dân tộc và càng thêm yêu quê hương đất nước.Từ trên đỉnh núi cao hơn 200m, nơi có Bàn Cờ Tiên, theo đường lên xuống gân tám trăm bặc thật mềm mại, uốn lượn, uằn mình dưới các tán lá xanh mát và những lớp lớp cây thông cổ thụ, cao vút, vỏ mốc trắng đầy huyền bí.Thật là sảng khoái khi đến hội xuân hay hội thu Côn Sơn được trèo lên đỉnh núi, nơi có Bàn Cờ Tiên đầy huyền thoại và thần bí. Nếu quý khách đến Côn Sơn mà không leo lên Bàn Cờ Tiên thì thật sự chưa hiểu hết Di tích Quốc gia Côn - Sơn.     

 Hội  thu Côn sơn trùng với hội Kiếp Bạc, nên lâu nay người ta thường gọi bằng tên ghép hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. Phần lớn khách đến hội Kiếp Bạc có sang Côn Sơn, ngược lại, khách đến hội thu Côn sơn đều sang hội Kiếp Bạc. Hội thu Côn Sơn kéo dài suốt tháng 8, trọng hội là ngày 18, mặc dù ngày giỗ Nguyễn Trãi vào ngày 16 tháng 8. Những năm gần đây khi kinh tế phát triển, nhu cầu du lịch, tâm linh  của mọi người tăng gấp nhiều lần so vớinhững năm trước đây ; có năm hàng triệu du khách đã  đến đền Kiếp Bạc và di tích Côn Sơn

 

Hải dương mảnh đất địa linh nhân kiệt, còn nhiều di tích và danh thắng như đền Chu Văn An,  đền  Cao (huyện Chí Linh), di tích Văn miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng), Chùa Tường Vân (huyện Kinh Môn) nằm trên đỉnh núi An Phụ, ở độ cao hơn 200m, thuộc xã  An Sinh, khởi dựng từ thời Trần, tôn tạo vào đầu thế kỷ 17 .Trên chùa có trụ đá Kinh thiên và đền thờ Trần Liễu, thân phụ Trần Hưng Đạo ; trước chùa có giếng nước quanh năm trong mát. Hiện nay chùa nằm trong quần thể di tích An Phụ đang được tôn tạo với quy mô lớn, trong đó có tượng đài Trần Hưng Đạo.

Quý khách về với Hải Dương, đến các di tích lịch sử thắp hương các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, ngắm cảnh núi non và sông nước Lục Đầu Giang ... Trân trọng kính mời quý khách  đến Nhà hàng Siêu thị ốc,  444 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương thưởng thức các món ăn HẢI SẢN SỐNG BƠI, đủ các món được chế biến từ : Tôm Hùm, tôm Sú, cá Giò, cá Diêu hồng, cá Chình, cá Song, cá Bớp, cá Tháp, cá Chim, cá Tằm... có Cua gạch, Cua thịt, Ghẹ ... ốc Hương, Tu hài, Ngao, Sò...và mua Bánh Đậu xanh rồng vàng, mác hiệu Hương Nguyên 555 và Bánh Gai mác hiệu Hương Nguyên 555- đặc sản Ninh giang và  Sứ công nghệ sạch, Sứ Thanh Long làm quà cho người thân và sử dụng trong gia đình.

 

 

- Bánh Gai do Hoàng Nguyên sản xuất có nguồn gốc từ Ninh Giang, Hoàng nguyên tiếp thu kiến thức kỹ thuật từ các nghệ nhân lâu năm của Liên Hương, Ninh Giang truyền lại. Hoàng nguyên luôn giữ đúng và trung thành với công thức nguyên thuỷ. Bánh đã được khách hàng trong nước quen dùng.Thông qua khách du lịch, hồi hương, lao động hợp tác ... bánh gai Hương Nguyên đã có mặt tại các nước như Pháp, Nga, Anh, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan ... Bánh có mùi thơm đặc trưng, ngọt dịu, có màu đen thẫm bóng của lá gai muối với đường mia, mang đậm hương vị của đồng bằng bắc bộ, của làng quê Việt Nam

- Quý khách có thể đến hay liên hệ điện thoại, hoăc đăng ký đặt hàng truc tiếp qua website này, từ địa điểm được thông báo, nhà hàng sẽ có nhân viên mang hàng đến tận nơi . Hãy thưởng thức bánh gai nóng khi vừa hấp xong, quý khách không thể quên khi về Hải Dương.

 

 

     1

 

   - Hồ Côn Sơn, chiều thu 14-9-2008 (ảnh Wes dulichhaiduong.vn)

            Xin trân trọng cảm ơn quý khách đã  tiếp nhận thông tin này của chúng tôi .

                                                                                               Hoàng Nguyên      

Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 147 trong 41 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 28
  • Hôm nay: 1298
  • Tháng hiện tại: 46713
  • Tổng lượt truy cập: 56904740