Quảng cáo top banner

Thành Đông - Hải Dương quê tôi

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/06/2012 20:47 - Người đăng bài viết: dulichhaiduong
Thành Đông - Hải Dương quê tôi

Thành Đông - Hải Dương quê tôi

Thành Đông - Hải Dương quê tôi

Hải Dương quê tôi !

 

Hoàng Nguyên xin kính chào quý khách !

Hoàng Nguyên xin trân trọng giới thiệu đôi nét về quê hương Hải Dương. Hải Dương quê tôi nằm trong vùng đồng bằng Bắc bô, có 11 huyện và 1 thành phố, 264 xã, phường và thị trấn, 1,7 triệu dân .

 

 

 

 

 

Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tê, văn hoá của tỉnh. 9 huyện đồng bằng gồm các huyện Nam Sách, Kim Thành, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh miện, Bình Giang và Cẩm Giàng là vựa lúa của tỉnh ; các huyện Kinh môn và Chí Linh là vùng bán sơn địa, có một số nhà máy lớn và hiện đại, nhiều xí nghiệp vệ tinh cho các khu công nghiệp của tỉnh và khu vực ; có núi, có sông- trên bến dưới thuyền, có đường bộ, thuỷ rất thuận tiện để phát triển kinh tê, giao lưu với các bạn hàng trong và ngoài nước ; tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, sản xuất các mặt hàng độc đáo và nổi tiếng, có giá trị kinh tê phục vụ trong nước và xuất khẩu ; nhiều loại bánh kẹo đặc sản, quanh năm cây trái xanh tươi và cùng nhiều di tích danh thắng gắn liền với lịch sử oai hùng của dân tộc.

 

 

Đến Hải Dương hôm nay đi lại rất thuận tiện cho quý khách, ngoài đường 5 chạy xuyên suốt Hà Nội qua Hải Dương đến Hải Phòng ; từ Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh qua đường 18 sang huyện Chí Linh,tỉnh Hải Dương ; từ các tỉnh miền Nam, miên Trung, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đều đi qua đường 10 cũng đến được thành phố Hải Dương.

 

..

1

 

- Hồ Bạch Đằng, quanh năm đấy nước, trong mát - là lá phổi của thành phố Hải Dương. Hồ có nhiều loại cá, đặc biệt có cá Trê Phi được đưa từ Trường Đại học Nông Lâm, tp Hồ Chí Mỉnh ra.năm 1982, có con trọng lượng gần 20 kg.

1

 

- Chiều cuối đông - một góc Hồ Bạch Đằng tp Hải Dương.

1

 

- Hai cây gạo hơn 300 năm tuổi trong công viên Bạch Đằng, bên hồ Bạch Đằng, tp Hải Dương

1

 

 

- Các nữ sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tp Hải Dương- hồn nhiên sau giờ học (23.3.2008)

 

Thưa quý khách !
Tỉnh Hải Dương chúng tôi, một tỉnh đồng bằng ngạt ngào hương lúa, hương sen, hương vải, hương của bánh đậu xanh rồng vàng, của bánh gai đặc sản ... (còn nữa)

 

 

 

ĐỀN KIẾP BẠC :- THỜ ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN HƯNG ĐẠO

1

CÙNG BẠN ĐỌC - SỰ TÍCH, TRUYỀN THUYẾT VÀ GIÁI THOẠI VỀ ĐỀN KIẾP BẠC :

1- VỊ TRÍ ĐỀN KIẾP BẠC

Tương truyền, vị trí khu vực đền Kiếp Bạc ngày nay, xưa là rừng già, rậm rạp và nhiều muông thú. Khi mới về Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân lập đại bản doanh trong một thung lũng lớn. Tại đây, Người có nuôi một con chó để săn thú lúc nhàn rỗi. Con chó rất khôn và có nghĩa với chủ. Người cũng rất yêu mến con vật đó và luôn cho theo bên mình.

Một hôm, tư nhiên con chó bỏ đi mât. Hưng Đạo Vương nhớ tiếc con vật tinh khôn liền sai quân lính đi tìm kiếm khắp nơi. Sau mấy ngày tìm kiếm, quân lính báo tin đã tim thấy con chó cùng với bốn chó mới đẻ ở khu vực bãi sậy cách đại bản doanh một lưng đèo. Người sai đem con chó về nhà. Hôm sau chó mẹ lại tha bốn con ra chỗ cũ. Cứ như vậy đến ba lần. Thấy lạ, Hưng Đạo Vương ra tận nơi xem xét. Người ngắm nghía bãi sậy và khu vực thung lũng thấy nơi này rộng thoáng, nằm cạnh sông Thương nhìn thẳng về Lục Đầu Giang. Thế núi rộng bao quanh mặt thung lũng, lại có Nam Tào, Bắc Đẩu yểm hai bên. Cách chỗ con chó nằm chừng nửa dặm, có một quả đồi nằm giữa lòng thung lũng. Nhin kỹ thế núi, sông thì thấy giống như miệng rồng đang ngậm ngọc. Với con mắt của nhà quân sự thiên tài, Hưng Đạo Vương thấy đây là một vị trí hiểm yếu có lợi cho chiến lược quân sự, tiến lui đều thuận lợi, thế là Người không đem đàn chó về nữa mà quyết định chuyển đại bản doanh từ thung lũng trong ra thung lũng ngoài. Đó chính là khu vực đền Kiếp Bạc hiện nay.

 

THANH KIẾM THẦN CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO

1

Sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông, đem lại thái bình cho đất nước. Hưng Đạo Vương về nghỉ tại phủ đệ của ở Vạn Kiếp.

Một hôm, ông cùng gia nhân dùng thuyền nhỏ đi dạo cảnh trên dòng sông Lục Đàu. Khi con thuyền đã quay về gần núi Dược Sơn, Hưng Đạo Vương cho dừng thuyền lại, đứng trên mũi thuyên,Người rút thanh kiếm của mình ra khỏi bao và nói : " Thanh gươm này đã gắn bó với ta gần cả cuộc đời. Trong suốt cuộc chinh chiến nó đã dính bao máu giặc Thát, nó đã từng được bôi phân gà sáp với vôi tôi và bồ hóng để chém đầu tên giặc Phạm Nhan nhơ bẩn. Nay ta muốn nhờ dòng nước sông Lục Đầu để gột rửa sạch những vết nhơ trên nó" Nói rồi ông ném thanh gươm xuống dòng sông.

Tương truyền, tại khúc sông Trần Hưng Đạo thả kiếm, sau này đã hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình lưỡi kiếm, dân gian gọi bãi bồi đó là Thanh kiếm thần của Trần Hưng Đạo.

Bãi bồi ngày nay vẫn còn trên dòng sông Lục Đầu trước cửa đền Kiếp Bạc.

 

GIẾNG MẮT RỒNG

Tương truyền, lúc sinh thời, Hưng Đạo Vương có nuôi một con chó rất tinh khôn. Khi con chó bỏ nhà đem con từ thung lũng trong (nơi ở cũ của Trần Hưng Đạo) ra thung lũng ngoài, Người linh cảm có điều gi khác lạ, nên truyền cho gia tướng thuỷ chiến Yết Kiêu cùng mình đến chỗ con chó ở để xem xét.

Ra thăm thung lũng ngoài, Hưng Đạo Vương thấy chỗ chó mẹ và đàn con nằm ở giữa một thung lũng rộng lớn, um tùm lau sậy, lại có một khu đất rộng bằng phẳng, địa hình rất thuận lợi cho việc xây dựng quân doanh, huân luyện quân sĩ.

Còn Yết Kiêu thì thấy cách chỗ đàn chó nằm không xa lấp lánh một vết sáng. Đến nơi ông phát hiện ra một vũng nước tròn sâu, trong vắt. Múc nước uống, ông thấy ngọt, mát. Ông mời Hưng Đạo Vương tới và múc nước mời Người uống thử. Hưng Đạo uống xong thấy khoan khoái lạ thường. Ông biết đây là nguồn nước được chảy ra từ các mạch ngầm của dãy núi Rồng. Người chắp tay vái tạ thiên địa, thần linh đã ban cho nguồn nước quý.

Về tư dinh, Trần Hưng Đạo quyết định chuyển chỗ ở từ thung lũng trong ra thung lũng ngoài và giao cho gia tướng Yết Kiêu khơi sâu, mở rộng vũng nước, dùng gạch, đá kè thành giếng giữ nguồn nước quý phục vụ cho binh sĩ.

Từ khi Yết Kiêu tìm ra được giếng nước, quân sĩ kéo về thăm rất đông và ai cũng xin được uông nước giếng, để được tăng thêm tài trí và sức mạnh.

Giếng nước nằm ở giữa thung lũng, do mạch ngầm của núi Rồng chảy ra nên được gọi là GIẾNG MẮT RỒNG.

Giếng Mắt Rồng đã bị vúi lấp qua nhiều thập kỷ. Nhưng năm gần đây, căn cứ vào lời kể của các cụ thôn Dược Sơn, Ban Quản lý di tích đã cho khơi lại Giếng Mắt Rồng.

Giếng Mắt Rồng nằm ở giữa sân trước đền Kiếp Bạc, quanh năm đầy ắp nước, trong vắt, ngọt ngào, là nguồn nước sạch chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho khu vực di tích và khách xa đến dâng lễ tại đền.

 

ĐƯỜNG KÉO THUYỀN

TRÊN DÃY NÚI PHƯỢNG HOÀNG

 

Từ di tích lịch sử đền Kiếp Bạc đi về hướng đông nam khoảng 2 km nhìn về phía tay phải ta gặp một dãy núi chạy dài đập rừng Sành đến bến Phả Lại (xưa gọi là bến Lục Đầu). Trên sườn núi có 2 vệt màu xanh lam chạy dọc theo dãy núi, dân gian gọi là đường kéo thuyền của Phi Bồng Đại Tướng quâ phù Hưng Đạo Vương đánh giặc.

Tương truyền, tại quân doanh Vạn Kiếp, vào một đêm đã về khuya, Hưng Đạo Vương vẫn ngồi bên bàn làm việc, suy nghĩ về phương kế đánh giặc. Nỗi lo của Người là còn thiếu nhiều thuyền chiến để cấp cho thuỷ quân đánh giặc mà cho đóng thuyền thì không kịp nữa. Mệt quá, Người thiếp đi bên bàn làm việc.

Trong mơ, Người nhìn thấy một vị thần linh tướng mạo khác thường, mắt sàng như sao, mặc áo bào đỏ đến bên Người tự xưng : " Ta là Phi Bồng Đại Tướng quân, biết tướng quân hiện nay không đủ thuyền cấp cho thuỷ quân bày trận chống giặc, sáng mai tướng quân đến bến Lục Đầu ta sẽ cấp cho đủ số thuyền mà tướng quân cần". Nói xong vị thần biến mất.

Khi tỉnh dậy, Hưng Đạo Vương còn nhớ rõ hình dáng và lời nói của vị thần tự xưng là Phi Bồng đó. Người ra sân vái thiên địa và thần linh đã phù giúp chống giặc sau đó mới đi nghĩ.

Sáng hôm sau vừa thức dậy, Hưng Đạo Vương đã được quân lính ở bến sông về báo : Đêm qua không hiểu thuyền ở đâu kéo về đông, cập ở bến sông. Hưng Đạo Vương vội đến xem xét, thấy đúng như lời vị thần đã báo. /)/gười thầm cảm tạ và phân, giao cho các đội thuỷ quân bày trận đánh giặc.

Đánh thắng giặc Nguyên giành thái bình cho đất nước. Hưng Đạo Vương lệnh cho đoàn thuyền về đỗ tại bến Lục Đầu. Người săm sửa lễ vật, trước ba quân, Hưng Đạo Vương làm lễ khấn rằng :" Nhờ tướng quân Phi Bồng phù giúp thuyền chống giặc. /)/ay giặc đã tan - Quốc Tuấn tôi xin hoàn trả lại". Đêm hôm đó trời nổi phong ba, đoàn thuyền tự nhiên biến mất. Sáng hôm sau trên dãy núi Phượng Hoàng xuất hiện hai đường kéo thuyền, mọi người cho đó là đường kéo thuyền của Phi Bồng Đại Tướng quân giúp Hưng Đạo Vương đánh giặc. Đường trên là đường kéo thuyền đi giúp, đường dưới là đường kéo thuyền về.

Nhớ ơn Phi Bồng Đại Tướng quân, nhân dân đã lập đền thờ của ông ở chân núi Ngũ Nhạc sát với núi Phượng Hoàng thuộc thôn Yên Mô, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Đền thờ ông hiện nay được tôn tạo khang trang, dân gian còn gọi ông là :" Đức thánh Yên Mô" có công phù nhà Trần đánh giặc.

 

 

HƯNG ĐẠO VƯƠNG

VỚI CÁI ĐẦU CỦA TƯỚNG GIẶC PHẠM NHAN

 

 

Cách đền Kiếp Bạc 1km về phía bắc, bên dòng sông Thương có môt ngôi nghè. Theo truyền thuyết ngôi nghè đó thờ bà hàng cơm đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ XIII

Khi quân Nguyên Mông tràn sang, bà chủ quán được Hưng Đạo Vương tin cậy giao cho việc theo dói, quan sát các đội binh thuyền của giặc và sự di chuyển hoạt động của chúng qua những binh lính vào ăn quà, uống rượu, rồi mật báo để người kip thời đối phó. Một hôm có một người ăn vận đồ xanh, tướng mạo hung dữ vào ăn hàng, uống rượu. Bà dò hỏi tên tuổi, được biết đó là tên tướng giặc Phạm Nhan.

Theo truyền thuyết, Phạm Nhan sinh ở Đại Việt, bố người Tâu, mẹ người Việt. Hắn bỏ sang Tầu xin nhập vào đội quân xâm lược nhà Nguyên Mông. Biết được nguồn gốc xuất thân của hắn, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt tin dùng, phong làm tướng phù giúp cho con trai là Thái tử Thoát Hoan đi xâm lược Đại Việt.

/(hi đã tiếp rượu cho tên tướng giặc uống say, bà chủ quân mới lựa lời dò hỏi : "Nghe nỏi Tướng quân tài giỏi có nhiều phép mầu có phải không ạ ?" Trong lúc say rượu tên tướng giặc khoe khoang về tài nghệ của mình, hắn nói :" Ta có ngũ phép (5 phép) thần thông, đang to khỏe hoá nhỏ không dây nào trói được, chém đầu này mọc đầu khác".

- Tướng quân tài giỏi như vậy còn sợ ai chém nữa ?

- Muốn trói ta phải trói bằng chỉ ngũ sắc, ta sẽ không hoà nhó được, song muốn chém đầu ta và không cho mọc đầu khác thì phải dùng vôi tôi trộn với phân gà sáp và bồ hóng mà bôi lên lưỡi kiếm.

- Tướng quân đang chỉ huy thuyền náo ?

- Tên tướng giặc Phạm Nhan chỉ xuống chiếc thuyền to nhất đậu ở phía bên sông :

- Trong thuyền có nguyên soái Ô Mã Nhi và ta chỉ huy.

- Nắm được bí mật đó, bà chủ quán đã kịp thời báo ngay về quân doanh cho Trần Hưng Đạo biết.

-Tại trận Bạch Đằng lịch sử, đoàn thuyền của giặc sa vào bãi cọc ngầm của ta bày sẵn. Đoàn thuyền tan vỡ chìm xuống sông. Quân ta tràn lên thuyền của Ô Mã Nhi bắt sống tên tướng giặc và Phạm Nhan, Hưng Đạo Vương sai lấy chỉ ngũ sắc trói chặt Phạm Nhan lại. Khi mang ra pháp trường thấy vôi, phân gà sáp và bồ hóng đã được bôi lên lưỡi kiếm hắn sợ hãi vô cùng. Khi biết chắc là chết, hắn xin được nói lời cuối cùng : Xin được mở rộng lượng khoan dung, hãy chém hắn thành 3 đoạn, một đoạn vứt xuống sông, một đoạn vứt lên bờ còn một đoạn vứt lên rừng. Tương truyền sau này đoạn xác của Phạm Nhan vứt xuống sông biến thành đỉa, đoạn vứt lên bờ biến thành muỗi, đoạn vứt lên rừng biến thành vắt. Nay mỗi khi gặp những con vật đó, nhân dân ta thường gọi là giặc Phạm Nhan.

Còn bà chủ quán hàng cơm được vua Trần phong chức : Thiên Hương Ngọc Trịnh công chúa"

/(hi bà mất để tỏ lòng biết ơn người có công với nước, nhân dân ta lập nghè thờ tại quán hàng của bà.

 

 

ĐẶT NƯỚC TRÊN NHÀ

 

Thân phụ Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu - anh ruột của Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tôn)- có vợ là công chúa Thuận thiên Lý thị, đang có mang 3 tháng. Trần Thủ Độ, là chú họ, làm Thái sư trong triều, thấy vua Trần Thái Tôn tới lúc ấy vẫn chưa có con, sợ rắc rối trong việc truyền ngôi, liền ép Trần Liễu nhường vợ (Lý Thuận Thiên) cho em trai. Bị mất vợ, Trần Liễu ngấm ngầm quyết rửa nhục. Trước khi mất, ông nắm tay con trai là Trần Quốc Tuân mà giối giăng lại rằng : "Con mà không vì cha mà lấy lại thiên hạ thì cha chết sẽ không nhắm được mắt". Quốc Tuấn ghi lời cha trong da, nhưng trong bụng nghĩ khác.

Khi đã thâu tóm được quyền binh trong tay mình, ông cũng không hề có ý định trả thù, trái lại ông cho rằng, đất nước có giặc càng cần phải xoá bỏ hận thù để lo việc lớn. Ông muốn mọi người cũng nghĩ như mình liền thử hỏi các con rằng : " Người xưa thường lấy thiên hạ để truyền lại cho muôn đời con cháu, các con nghĩ sao ? " Quốc Hiến - người con trai lớn nói "Nếu là họ khác đang giữ, như thế cũng là không nên, huống chi là cùng một họ". Ông thầm khen là phải.

Một hôm, ông cũng đem câu hỏi cậu con trai thứ Quốc Tảng thi được trả lời "Tống thái tổ là một lão nông mà còn biết thừa thì dấy vận để có được thiên hạ, huống hồ cha là một đại thần ...". Quốc Tuấn tức giận, thét lớn : "Kẻ làm tôi phản loạn là do ở đứa con bất hiếu này" và rút gươm định chém. Quốc Hiến thấy vậy vội chạy đến vừa khóc vừa xin lỗi cho em, Quốc Tuấn mới chịu tha, nhưng vẫn dặn Quốc Hiến rằng :"Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới được cho Quốc Tảng vào"

Trần Quốc Tuấn cũng đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Hai người gia nô đều nói : "Làm như thế tuy được phú quý một lúc mà để lại tiếng xấu nghìn năm. Đại Vương nay hà chẳng đã phú quý sao ? Chúng tôi thà chết già mà làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không trung hiếu". Trần Quốc Tuấn cảm phục hai người đến trào nước mắt.

ĐÁM TANG TRẦN HƯNG ĐẠO

 

 

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướg tài trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ thứ XIII. Những năm tháng thái bình ông về sống ở Vạn Kiếp. Khi ông lâm bệnh nặng, có dặn lại con cháu rằng : " Ta chết tất phải hoả táng, cho xương vào những ống tròn chôn ở vườn An Lạc rồi trồng cây như cũ để người đời sau không biết đâu mà tìm".

/)/ăm Hưng Long thứ tám (1300), ngày 20 tháng 8 Trần Hưng Đạo qua đời tại nhà riêng ở Vạn Kiếp.

Theo truyền thuyết, đám tang của ông có trên bẩy mươi quan tài xuất phát cùng một giờ, đưa tang cùng một lúc, rải ra khắp vùng Vạn Kiếp. Vợ con ông cũng chia đi các đám tang.

Hiện nay cách đên Kiếp Bạc 100m về phía nam có quả đồi nhỏ, dân gian gọi đó là Viên Lăng (Viên mộ của Trần Hưng Đạo).

Dãy núi Nam Tào còn gọi là Dược Sơn có một ngọn núi nhỏ, dân gian cũng gọi là núi Lăng (núi mộ của Trần Hưng Đạo). Công tác nghiên cứu, khảo cổ học đã phát hiện được ở núi có gạch, ngói và nhiều hiện vật có từ thời Trần.

ĐÔI  XƯƠNG  CHÂN  VOI
 
                                                                 Tháng tám hội cha, tháng ba hội mẹ
 
 
                      Câu ca dao chứa đựng tình cảm của mọi người dân đất Việt đối với ngày mất của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Tại Kiếp Bạc, từ 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, đã trở thành ngày hội của lễ kỷ niệm mà dân gian vẫn gọi là ngày giỗ Đức Thánh Trần.
 
                       /)/hiều người về dự hội dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Trần và các vị anh hùng có công được thờ tại Đền đã tới xoa vào đôi xương chân voi được đặt chính giữa Nhà Trưng bày của di tích, mong được bình an mạnh khoẻ. Theo truyền thuyết, đôi xương đó chính là của con voi chiến được Dã Tượng, một gia tướng quản và huấn luyện, đã cùng Trần Hưng Đạo xông pha chiến trận, lập nhiều chiến công lớn và rất có nghĩa với chủ. Khi bị sa lầy ở sông Hoá, Trần Hưng Đạo tìm mọi cách cho voi lên nhưng không được, vì việc quân gấp, Hưng Đạo Vương phải để voi lại và dùng ngựa đi tiếp. Người rút gươm chỉ xuông dòng sông :" Trận này không thắng ta quyết không về qua sông này nữa". Nói rồi ra đi. Con voi nhìn theo chủ ứa nước mắt.
 
                       ( /ề sau nhân dân đã tạc con voi đá để thờ.
 

                       /)/gười đời sau đã tìm thấy đôi xương chân voi liền dâng về đền Kiếp Bạc. Xương voi to, cao, nhiều người xoa xin lộc cho nên đến nay hai đầu xương nhẵn bóng.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 27
  • Khách viếng thăm: 26
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 2194
  • Tháng hiện tại: 36087
  • Tổng lượt truy cập: 56894114