Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (năm 1946) đến Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay đều luôn khẳng định quyền "tự do tín ngưỡng, tôn giáo" là một trong các quyền cơ bản của con người. Ở Việt Nam không có sự phân biệt tin ngưỡng, tôn giáo ; các tín đồ theo tôn giáo khác nhau cùng chung sống hài hoà trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ : "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật" ; đồng thời khẳng định chủ trương ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân.
Nhà nước Việt Nam cam kết tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trên thực tế, đồng thời không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng và tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo của người dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tọc, xây dựng một đất nước VIỆT NAM ngày càng phát triển, dân chủ, công bằng và văn minh.
Tuy nhiên, ở trong nước và ngoài nước, do thiếu thông tin và do những định kiến nhất định, vẫn có những người chưa hiểu hết và hiểu chưa đúng về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam . Để giúp bạn đọc trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm hiểu rõ và đầy đủ hơn tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ trân trọng giới thiệu cuốn sách "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam".
Chương 1
TĨN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
I. Vài nét về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có truyền thóng văn hoá lâu đời, có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên một lãnh thổ với văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống khác nhau mang đậm bản sắc tộc người. Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có những sắc thái riêng, song lại giống nhau ở một điểm là đều có tập tục thờ đa thần.
Vào buổi đầu Công nguyên, khi Phật giáo vào Việt Nam du bằng đường biển từ Ấn Độ đến hay bằng đường bộ từ Trung Quốc sang, người Việt Nam kết hợp tiềm thức tôn giáo, tín ngưỡng bản địa với Phật giáo để tạo nên một Phật mẫu Man Nương và Hệ thống chùa Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện). Hệ thống thờ Tứ Pháp là một tôn giáo bản địa với sự góp mặt của đạo Phật kết hợp với các yếu tố tín ngưỡng nguyên thuỷ, thờ cúng các nữ thần nông nghiệp và sùng bái các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp của người Việt.
Từ thế kỷ X, tín ngưỡng đa thần cùng với việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa Phật, Nho và Lão giáo vào trong tôn giáo được gọi la Tam giáo đồng nguyên hay Tam giáo đồng tôn. Hệ thống Tam giáo trở thành một hệ thống tâm linh mang đậm sắc thái dân tộc Việt Nam.
Đến thế kỷ XV, sau khi lên ngôi, nhà Lê đã không sử dụng Phật giáo như một chỗ dựa tinh thần cho xã hội mà dùng hệ tư tưởng Nho giáo làm trọng. Ngôi đình làng trở thành vị trí trung tâm thay cho ngôi chùa. Ở mỗi làng, mỗi khu vực, người dân chọn ra cho mình một vị thần Thành hoàng để thờ trong đình. Thần Thành hoàng không nhất thiết phải là người có chức, có quyền, có công lao to lớn, có hình dáng uy nghi đạo mạo, mà là vị thần được người dân tôn vinh và có thể phù hộ độ trì cho dân làng. Tục thờ Thành hoàng làng là sự chiết trung, sự pha trộn giữa tín ngưỡng mới với tục thờ cúng tổ tiên vốn có trong tư duy người Việt.
( /ào thế kỷ XVI, Đạo Công giáo thâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam bắt đầu làm quen với một tôn giáo mang sắc thái thờ độc thần. Trong suốt mấy thế kỷ, những người Công giáo Việt Nam tin theo Chúa Trời đã phải bỏ hết các tín ngưỡng thờ cúng cũ trong đó có việc thờ cúng ông cha, tổ tiên của mình. Cho đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới trở lại với người Công giáo Việt Nam.
/)/hư vậy, hệ thống cấu trúc tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam được tạo ra từ các luồng tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Đó là : tín ngưỡng bản địa và tục thờ đa thần ; tôn giáo ngoại sinh (là những tôn giáo được sinh ra từ nước ngoài như : Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo ..., rồi sau đó được truyền bá vào Việt Nam) ; tôn giáo nội sinh (là tôn giáo được hình thành ngay ở Việt Nam như : Đạo Cao đài, Phật giáo Hoà Hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ...) và các hiện tượng tôn giáo mới. Trong quá trình truyền bá, các tôn giáo ngoaị sinh luôn phải thích ứng với hình thái văn hoa tín ngưỡng của người Việt Nam, do vậy cũng có nhiều biến đổi, không còn nguyên dạng như trước nữa, hay nói cách khác la các tôn giáo ngoại sinh khi vào Việt Nam đã được văn hoá Việt Nam đồng hoà.
Dù là tôn giáo ngoại sinh hay nội sinh thì tín đồ các tôn giáo này vẫn bị chi phối bởi hệ thứcđa thần giáo, bởi tinh thần bao dung tôn giáo, đứng về phía dân tộc. Yêu nước là một truyền thống quý báo của các tín đồ và tuyệt đại đa số chức sắc tôn giáo ở Việt Nam. Hơn ai hết, đồng bào các tôn giáo hiểu rất rõ ràng Tổ quốc có độc lập, tôn giáo mới tự do.
Là một nước đa tôn giáo nhưng tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam nhìn chung đều gắn bó với dân tộc, đồng thời là một nhân tố xã hội và văn hoá tích cực góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Việt Nam còn là một đất nước rất ôn hoà trong quan hệ giữa các tôn giáo ; có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Việc chung sống hoà bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ; thuần tuý nhưng phong phú, đan xen nhưng không mâu thuẫn. Đặc biệt, ở Việt Nam ngày nay, sự hoà thuận giữa các tôn giáo và Nhà nước đã thể hiện rất rõ. Vì thế, ở Việt Nam không xảy ra xung đột tôn giáo.Đại đoàn kết toàn dân tộc trong đó có đoàn kết các tôn giáo là nguồn sức mạnh và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ảnh trên, dưới : Sáng nay, 12-10-2012, vào lúc 8h, Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính Phủ - Học viện Phật giáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Trung tâm Bảo Tồn Văn Hóa Tôn giáo, đã tổ chức Hội thảo tại Học Viện Phật giáo huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. Nội dung :"Tăng Ni trẻ với công tác xây dựng GHPGVN, Tăng Ni trẻ với các hoạt động phật sự Xây dựng đất nước". Đến dự có quý vị hàng Giáo phẩm TW GHPGVN, Lãnh đạo Học Viện Phật giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, Vụ Phật giáo Ban tôn giáo Chính Phủ, Trung tâm Bảo tồn Di San văn hóa tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Ban tôn giáo các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang ... hơn 400 tăng ni sinh Học Viện và phật tử đã đến dự.
Sau lời khai mạc và phát biểu chào mừng của Học Viện phật giáo và Vụ Phật giáo Ban tôn giáo Chỉnh phủ, đã có 5 bài tham luân của 3 Ni sinh, tăng sinh đã làm nóng hội thảo vì những ý kiến nhận xét, đề nghị đúng đắn và có tinh thần xây dựng cao ; tiếp theo là 2 bài tham luận của cán bộ Vụ Phật giáo Ban tôn giáo Chính Phủ. ...Vượt lên tất cả các nội dung trong Hội thảo là tình yêu thương con người, tinh thần Vô Ngã Vị Tha của Phật giáo ... Những việc làm của các Tăng Ni, các hoạt động Phật Sự, Từ Thiện xã hội ... làm cho người đời phải ghen tị và không thể làm được, học được ...
Buổi chiều ...
II. Các tôn giáo Việt Nam :
1. Đạo Phật : Tín đồ - năm 2001 có : 9.038.345 người - Năm 2005 : khoảng 10.000.000 người
- Chức sắc : 2001 có : 33.606 người - Năm 2005 : có 37.775 người
- Cơ sở thờ tự :
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Vào thời kỳ đó ở Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay) đã có một trung tâm Phật giáo khá phồn thịnh.
- Ảnh dưới : Chùa Hà Vị xây dựng nhà bia thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ trong
khuôn viên phía trước chùa. Đa số các ngôi chùa thờ Phật của Phật giáo Việt Nam đều có nơi thờ
trang trọng giành cho lãnh tụ Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc.
- Ảnh trên và ảnh dưới : .. Những mái chùa cong uốn lượn và nhiều ngọn đao như án ngữ giữ an lành cho
thiên địa và cùng nhiều cây cảnh, cây cổ, những thân gỗ gần nghìn năm tuổi vẫn còn đâu đây, đầy huyền bí,
khó tả.Một không gian tĩnh lặng đưa quý khách về với cảnh linh thiêng, an lành và thoát tục, bỏ
lại sau những bon chen tầm thường và những nhu cầu vô độ. Trân trọng kính mời quý khách !
- Công chức làm công tác Quản lý Nhà nước về Tôn giáo của TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương cùng tu sỹ Phật giáo chụp ảnh kỷ niẹm tại Chùa.
Thời kỳ đầu, Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam chủ yếu trực tiếp từ Ân Độ qua đường biển cùng với các thương nhân, một số tăng sỹ Ân Độ và Trung Á sang truyền giáo ở Việt Nam như Ma-ha-kỳ-vực (Mahajivaka), Khưu-đa-la (K'sudra), vào cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên, sau đó là Khương Tăng Hội, Chi Lương Cương(Kalyana - Siva) vào giữa thế kỷ thứ III sau Công nguyên và đến thế kỷ thứ IV sau Công nguyên là Đạt-ma-đề-bà (Dharmadeva).
Từ thế kỷ V đến thế kỷ X, do hoàn cảnh lịch sử, Phật giáo Việt Nam dần dần chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng với nền độc lập của dân tộc. Dưới thời Đinh - Lê (từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI), thậm chí một số nhà sư được tham dự việc triều chính. Thời Lý - Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam, nhiều nhà sư đã phò vua giúp nước, Phật giáo được coi là quốc đạo, chùa chiền được xây dựng và tu bổ ; tư tưởng Phật giáo, tổ chức cũng như hành đạo được phát triển, ngay cả một số vị vua cũng xuất gia tu hành. Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế. Từ thế kỷ XV, vị trí của Phật giáo dần dần nhường chỗ cho Nho giáo. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn là một tôn giáo quan trọng trong Tam giáo đồng nguyên.
Phật giáo Nam Tông truyền vào phía Nam của Việt Nam từ thế kỷ IV sau Công nguyên. Tín đồ Phật giáo Nam Tông chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nên gọi là Phật giáo Nam Tông Khơ me. Phật giáo Nam Tông Khơ me có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong thời kỳ chống xâm lược, các tin đồ, chức sắc Phật giáo Nam Tông Khơ-me đã tích cực tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập cho Tổ Quốc. Từ năm 1981, sau hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo cùng với các tổ chức, hệ phái Phật giáo khác, Phật giáo Nam Tông Khơ-me đã tham gia vào ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiện nay Phật giáo Nam Tông Khơ-me có 452 ngôi chùa, hơn 1 triệu tín đồ và gần 9.000 chức sắc. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có khoảng 500 chức sắc Phật giáo Nam Tông trong đồng bào dân tộc Kinh ở một số tỉnh miền Trung và Đong Nam Bộ.
Trong quá trình du nhập và phát triển, Phật giáo đã chứng tỏ là tôn giáo hoà bình, dung hợp với các tín ngưỡng bản đia, luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong quá trỉnh dựng nước và giữ nước.
Đầu thế kỷ XX trước sự biến đổi lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội..., phong trào Chấn hưng Phật giáo đã diễn ra ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản ... trong đó có Việt Nam. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam ngoài ý nghĩa tôn giáo còn có ý nghĩa chỉnh trị - xã hội tích cực, gắn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra đầu tiên ở Sài Gòn vào năm 1920 gắn với tên tuổi của các nhà sư tiên phong : Như Khánh Hoà, Thiện Chiếu ... sau đó lan ra miền Trung và miền Bắc với sự tham gia của các nhà sư : Hoà thượng Giác Tiên, Thượng toạ Tố Liên, Thượng toạ Trí Hải ... và các cư sĩ Lê Đình Thám, Nguyễn Năng Quốc, Phan Kế Bính, Trần Văn Giáp ...
Nhiều tổ chức Phật giáo ra đời trong thời kỳ này, trong đó có 6 tổ chức quan trọng nhất.Ở miền Nam có : Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học(thành lập năm 1930), Hội tăng già Nam Việt (thành lập năm 1951) Ở miền Trung có : An Nam Phât học hội (thành lập năm 1932), Hội Tăng già Trung Việt (thành lập năm 1949). Ở miền Bắc có : Hội Phật giáo Bắc Kỳ (thành lập năm 1934), Hội chỉnh lý Tăng ni Bắc Việt (thành lập năm 1949) và 1950 đổi tên thành Hội Tăng già Bắc Việt....
2. Công giáo : Tín đồ : Năm 2001 : 5.324.492 Năm 2005 : 5.950.000
Chức sắc : " : 2.563 " : 3.031
Giám mục : " : 37 " : 43
Hồng y : " : 1 " ; 2
Tổng Giám mục " : 3 " : 3
Linh mục triều " : 2.133 " : 2.476
Linh mục dòng " : 393 " : 513
Giáo xứ " : " : 2.565
Đại Chủng viện " : 6 " : 6
Số chủng sinh " : 1.044 " : 1.479
Cơ sở từ thiện nhân đạo : 1.007 " : 1.041
Lễ Noel 2008 tại Giáo xứ Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (ảnh chụp tối 24-12-2008)
- Web dulichhaiduong.vn và 559.vn kính tặng quý khách trùm ảnh : Giáo xứ Hải Dương tưng bừng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương với quy mô lớn, hơn 4.000 giáo dân của Giáo xứ Hải Dương và các Giáo xứ lân cận trong tỉnh Hải Dương về dự.Đây là lần thứ tư ông Dương Hữu Tình, linh mục chính xứ Hải Dương đứng ra tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương và cũng là Giáo xứ duy nhất trong giáo phận Hải Phòng (gồm 4 tỉnh, tp : Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên) tổ chức. Đặc biệt năm 2010 này có ông Vũ Văn Thiên Giám mục và hơn 100 linh mục, nam nữ tu sỹ trong Giáo phận Hải Phong và Đại chủng viện Hà Nội cũng về dự, thắp hương dâng lễ lên Vua Hùng, để tỏ lòng tri ân tổ tiên, người đã có công khai phá mở cõi lập nên giải đất nước Việt Nam chúng ta ngày hôm nay.
- Đội trống và Kim nhạc của các Giáo xứ có chương trình đặc biệt chào mừng Đại Lễ giỗ tổ Hùng Vương trong sân nhà thờ Giáo xứ Hải Dương, với một quý mô rất lớn.
- Ảnh trên : Khán đài tổ chức lễ và Linh mục Dương Hữu Tình ...
- Ảnh dưới : Giám mục Vũ Văn Thiên. dâng hương lên Vua Hùng tại nhà thờ Giáo xứ Hải Dương 10-3 (AL) 2010.
Từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI ở Việt Nam đã có các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo. Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép rằng : /)/ăm Nguyên hoà đời vua Lê Trang Tôn (năm 1533 - Tây lịch) có một thương nhân là I-nê-khu (Ignatius) đi đường biển vào giảng đạo Gia-tô ở Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ thuộc huyện Giảo Thuỷ (các địa danh này ngày nay thuộc tỉnh Nam Định). Nhiều nhà nghiên cứu sử học Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền đạô Công giáo vào Việt Nam. Tiếp theo đó, năm 1550, linh mục Gaspar da Santa Cruz đến giảng đạo tại Hà Tiên ; năm 1558, các linh mục khác như Luis de Fonseca, Grégoire de la Motte truyền giáo ở miền Trung ; năm 1583, các linh mục Diego Dorpesa, Pedro Ortiz đến truyền giáo ở vùng ven biển Quảng Ninh ... Thời kỳ từ năm 1533 đến năm 1614, chủ yếu là các giáo sỹ dòng Phan-xi-cô (Ordr of Friars Minor) thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh (Order of Preachers) thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buồm vào Việt Nam, nhưng do không quen thông thổ, chưa thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo không mấy kết quả.Từ năm 1615 đến 1665, các giáo sĩ dòng Tên (Society of Jesus) thuộc Bồ Đào Nha từ Ma-cao (Macau, Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam sông Gianh), Đàng ngoài (bắc sông Gianh). Ở Đàng Trong có các linh mục Franeisco de Pina và Alexandre de Rhodes (quen gọi là cha Đắc Lộ). Ở Đàng ngoài có linh mục Pedro Marques, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa, ...
Đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes đã dung ký tự La-tinh đặt hệ chữ viết mới góp phần hình thành chữ quốc ngữ như ngày nay, hỗ trợ rất tích cực cho việc truyền đạo. Theo tài liệu của giáo hội Công giáo, sau 37 năm truyền giáo ở Đàng Ngoài với 25 linh mục, 5 trợ sĩ và sau 50 năm truyền giáo ở Đàng Trong với 39 linh mục, 1 trợ sĩ, các giáo sĩ dòng Tên (Society of Jeus) đã phát triển được 100 ngàn tín đồ.Năm 1850, cả nước có 500.000 người teo đạo Công giáo và 227 linh mục (ở Đàng Ngoài là 380.000 người và 147 linh mục, ở Đàng Trong là 120.000 người và 80 linh mục.).
Về mặt tổ chức, đến nửa đầu thế kỷ XIX, đạo Công giáo đã có những biến đổi quan trọng : Năm 1844, giáo hoàng Gregory XVI chia giáo phận Đàng Trong ra thành hai giáo phận mới là Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ của Việt Nam và nước Campuchia do giám mục D. Lefèbvre Ngãi cai quản, giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do giám mục E.T. Cuénot Thể cai quản. Năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài cũng được Giáo hoàng chia làm hai gồm : Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) do giám mục P.A. Retord Liêu cai quản và Nam Đàng Ngoài (Vinh) do giám mục J.D. Gauthier Hậu cai quản.Năm 1848, Giáo hoàng lại chia giáo phận Đông Đàng Ngoài thành hai giáo phận gôm : Đông Đàng Ngoài và Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu). Năm 1850, Giáo hoàng lại chia giáo phận Đông Đàng Trong thành hai giáo phận...
3. Đạo Tin lành :
Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) :
Tín đồ : năm 2001 : 6.333 Năm 2005 : 6.370
Mục sư : " 3 " : 3
Mục sư nhiệm chức ; " 10 " : 10
Nhà thờ : " " : 12
Đạo Tin lành tại các tỉnh miền
núi phía Bắc : Tín đồ : " 90.005 " : 110.000
Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào, khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Chrítian and Missionary Alliance - CMA) truyền vào.
/)/ăm 1887, mục sư tiến sỹ A.B. Simpson - người sáng lập tổ chức CMA khi đến truyền giáo ở Hoa Nam (Trung Quốc) đã sang nghiên cứu tình hình ở Việt Nam.
Năm 1911, mục sư R.A. Jaffray cùng với hai cộng sự là P.M. Hosler và G.L. Hughes tới Đà Nẵng (Tourane), được sự giúp đỡ của ông Bornet thuộc tổ chức Thánh kinh Hội (đến Đà Nẵng từ năm 1902) đã xây dựng cơ sở truyền giáo đầu tiên ở đây. Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo Tin lành vào Việt Nam.
Năm 1914, có 9 giáo sỹ của CMA vào Việt Nam thì đến năm 1921 đã tăng gấp đôi và đến năm 1927 tăng lên gấp ba. Từ Đà Nẵng, các giáo sỹ CMA mở rộng việc truyền đạo sang những vùng lân cận và cử người đi truyền đạo ra miền Bắc và miền Trung. Sau 7 năm, tổ chức CMA đã lập được 5 chi hội ở Bắc Kỳ, 6 chi hội ở Trung Kỳ và 5 chi hội ở Nam Kỳ. Tất cả các chi hội Tin lành lúc đó đều được giấy phép hoạt động của Khâm sứ Pháp và của chính phủ Nam Triều và đều lấy tên là Hội thánh Tin lành Đông Pháp (Mission évangélique de Índochine francaise - MEI).
Trong những năm 1914 - 1925, các giáo sỹ CMA, được sự giúp đỡ của một số nhà nho Việt Nam, đã triển khai việc dịch Kinh Thánh ra chữ quốc ngữ hỗ trợ cho việc truyền giáo. Năm 1921, nhà thờ Tin lành được xây dựng ở Hà Nội và Trường Kinh Thánh cũng được mở ở Đà Nẵng. Về mặt tổ chức, trong 3 năm liên tiếp : từ 1924 đến 1926, tại Đà Nẵng, CMA tổ chức bồi linh hiệp nguyện có tính chất như Đại hội đồng để giải quyết các công việc của đạo. Đến năm 1927, Đại hội đồng lần thứ IV chính thức bầu ra Ban Trị sự Tổng Liên hội và đặt tên gọi là Hội Tinh lành Việt Nam Đông Pháp, đến năm 1945 đổi thành Hội thánh Tin lành Việt Nam. Sau đó, Đại hội đồng lần thứ V(1928) đã thông qua bản Điều lệ của tổ chức, nhưng đến Đại hội đồng lần thứ VIII (1936) mới duyệt lại và thi hành (gọi là bản Điều lệ 1936). Đại hội đồng lần thứ V đã quyết định phân chia Tin lành Việt Nam thành hai hạt : Bắc - Trung hạt và Nam hạt, đến năm 1931 chia thành 3 hạt : Bắc Kỳ - Trung Kỳ - Nam Kỳ tồn tại cho đến năm 1954.
Năm 1926, tức là 15 năm sau khi đặt được cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵg (năm 1911), mục sư A.H. Jackson người Ca-na-đa đã lên Tây Nguyên thăm dò địa bàn truyền giáo mới. Năm 1929, Cơ đốc Phục lâm An Thất nhật (Seventh -Day Adventist) cũng được truyền vào miền Nam.
Đến năm 1945, đạo Tin lành ở Việt Nam có khoảng 15 ngàn tín đồ với trên dưới với trên một trăm chi hội, gân 100 mục sư, truyền đạo, trong đó có khoảng 6 ngàn tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), đạo Tin lành ở hai miền có sự khác nhau. Ở miền Bắc, số đông tín đồ, giáo sỹ di cư vào Nam, cơ quan Tổng Liên hội cũng chuyển vào Sài Gòn, chỉ còn lại gần một ngàn tín đồ và hơn một chục mục sư, giảng sư ... Sau ba năm duy trì cơ cấu tổ chức địa hạt, đến năm 1955 những tín đồ, giáo sỹ còn lại ở miền Bắc đã lập tổ chức giáo hội riêng, lấy tên gọi là Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) (Confederation Evangelica1 Church of Vietnam - Northern), gọi tắt là Hội thánh Tin lành miền Bắc, với cơ cấu tổ chức giáo hội hai cấp : Tổng hội và chi hộỉ ở cơ sở. Đại hội đồng năm 1958 quyết định xúc tiến soạn thảo Điều lệ riêng. Qua thời gian soạn thảo, tu chỉnh, bản Điều lệ chính thức của Hội thánh Tin lành miền Bắc được thông qua tại Đại hội đồng lần thứ VIII tổ chức tại Hà Nội năm 1962. Năm 1963, bản Điều lệ của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được Nhà nước chấp thuận (gọi là bản Điều lệ 1963). Điều lệ đã xác định đường hướng hoạt động "kính chúa và yêu Nước". Từ năm 1962 đến năm 2004, Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đã trải qua 25 lần Đại hội đồng. Đại hội đồng lần thứ 32 của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được tổ chức từ ngày 30-11 đến 3-12-2004 và bầu a Ban Trị sự nhiệm kỳ 2004 - 2008 gồm 13 thành viên.
Ở miền Nam, trong những năm 1954 - 1975, tranh thủ hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ, CMA đẩy mạnh hơn bao giờ hết việc đầu tư tiền của, đội ngũ giáo sĩ ... để giúp Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam- miền Nam (General Confederation Evangelical Chureh of Việt Nam - Southern), gọi tắt là Hội thánh Tin lành miền Nam, xây dựng hệ thống tổ chức, mở rộng các cơ sở tôn giáo, kinh tế, văn hoá, xã hội. CMA và Hội thánh Tin lành miền Nam đặc biệt quan tâm truyền giáo ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Trong thời gian này, ở miền Nam ngoài Hội thánh Tin lành miền Nam đã có từ trước, còn có nhiều tổ chức hệ phái Tin lành khác hoặc tách ra từ Hội thánh Tin lành miền Nam hoặc từ bên ngoài vào, chủ yếu từ các nước Bắc Mỹ như : Men-nô-nai (Mennonnite, năm 1954), Hội truyền giáo Cơ đốc (United World Mission, năm 1956),
Chương 2
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tĩn ngưỡng, tôn giáo .
Đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.
Hồ Chí Minh cho rằng : " Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó". Đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết dân tộc và tôn giáo là yếu tố cơ bản đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng ấy nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.
Với tinh thần đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc, Chú tịch Hồ Chí Minh đã tâp hợp được đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc, từ đó xoá bỏ dần những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưu chia rẽ tôn giáo của các thế lực thù địch.
Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết lương giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lược. Thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tư của đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng tín đồ các tôn giáo.
Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trước toàn dân ngày 2 - 9 - 1945 đã kế thừa và phát triển những giá trị của những tư tưởng tiến bộ về quyền con người trong các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Chỉ sau một ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 3 - 9 -1945 Hồ Chí Minh đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính Phủ. Trong phiên họp này, Chủ tịch đã nêu sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó vấn đề thứ sáu là thực hiện "tín ngưỡng tự do, Lương Giáo đoàn kết".
/)/gày 9 - 11 - 1946, Quốc hội khoá I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó ghi nhận : Nhân dân có quyền "tự do tín ngưỡng".Ngày 14 - 6 - 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL quy đinh những hoạt động tôn giáo trong chế độ mới, được đồng bào theo và không theo tôn giáo nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ.
Năm 1958, khi trả lời câu hỏi của các cử tri Hà Nội : "Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế không ?", Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc lại thái độ của người cộng sản đồi với tôn giáo : "Không. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do. Ở Việt Nam ta cũng vậy". Người cũng nêu rõ những giá trị đạo đức và văn hoá nhất định của tôn giáo :
"Chúa Giê-su dạy : Đạo đức là bác ái.
Phật Thích Ca dạy : Đạo đức là từ bi.
Khổng Tử dạy : Đạo đức là nhân nghĩa ".
Chính những quan điểm đúng đắn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghía xã hội và tôn giáo đã bác bỏ luận điệu tuyên truyền rằng : Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với nền văn minh Ki-tô giáo ; chủ nghĩa xã hội hạn chế, thậm chí không chấp nhận chung sống với tôn giáo ; giải toả nỗi lo lắng, ngờ vực trong cộng đồng Công giáo khi bước vào công cuộc xây dựng xã hội mới.
Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cả nước phải : "quan tâm, chăm sóc cuộc sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo. Mong sao sản xuất ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thi phần hồn cũng được yên vui".
Hồ Chí Minh coi tôn giáo là một yếu tố cấu thành và là di sản văn hoá của nhân loại. Có được sự nhìn nhận ấy phải là con người đã trải qua một quá trình trải nghiệm trong thực tiễn cách mạng và sự am hiểu các tôn giáo một cách tường tận, để khái quát, chắt lọc những giá trị tinh tuý của nó nhằm tiếp thu, kế thừa.
Tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt về nhận thức, tư tưởng ; tìm ra và phát huy điểm tương đồng, mẫu số chung về mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vu cao cả của dân tộc luôn được Hồ Chí Minh chú ý.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh nêu mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo với dân tộc một cách giản dị, dễ hiểu nhưng rất độc đáo và sâu sắc : Kính chúa gắn liền với yêu nước, phụng sự Thiên chúa và phụng sự Tổ quốc, nước có vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do.
Theo quan niệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, đối với người có tôn giáo thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không hề mâu thuẫn. Một người dân Việt Nam có thể vừa là một người dân yêu nước, đồng thời cũng vẫn là một tín đồ chân chính.
Tôn giáo với dân tộc bao giờ cũng được Hồ Chí Minh xem xét và giải quyết trên tinh thần của khối đại đoàn kết toàn dân. Tôn giáo chỉ có thể khẳng định được mình khi sống giừa lòng dân tộc và dân tộc trên con đường phát triển cần biết phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo.
Hồ Chí Minh luôn tỏ lòng kính trọng, ngưỡng mộ các danh nhân của thế giới, không phân biệt họ thuộc tôn giáo nào, vô thần hay hữu thần, là người phương Đông hay người phương Tây ... Người đã chắt lọc, rút ra những giá trị tư tưởng lớn lao ở họ để kế thừa và phát triển. Từ Phật Thích Ca (Siddartha Gautama), Khổng Tử (Confucius), Chúa Gie-su (Jesus Christ) đến Các Mác (Karl Marx), Tôn Dật Tiên (Sun Yat Tsen) ... Hồ Chí Minh đều coi họ là những vĩ nhân của lịch sử, những bậc thầy mà Người nguyện là người học trò nhỏ của các vị ấy.
2. Chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong lãnh đạo việc quản lý và điều hành đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến tôn giáo và có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng.
/)/ăm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Đến năm 1990, Đảng cộng sản Việt Nam có sự đổi mới trong chính sách đối với tôn giáo qua Nghị Quyết 24-NQ/TW, ngày 16 -10 - 1990 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới". Sau 13 năm thực hiện chính sách đổi mới đối với tôn giáo, tổng kết thực tiễn, đồng thời xem xét những vấn đề mới nẩy sinh, trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, ngày 12 - 3 - 2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Văn kiện đã trở thành nền tảng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Tư tưởng của Nghị quyết 25 được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau :
Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chức Tổ Quốc.
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tin ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau . đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Đoàn kết toàn dân tộc với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung.Mọi công dân không phân biệt tin ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc ; thông qua việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối sử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
...
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín di đoan, không được ép buộc người dân theo đạo cũng như bỏ đạo.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4 - 2006) tiếp tục khẳng định : "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo". Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình pháp triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chăn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân".
Ý kiến bạn đọc