Trở lại miền quê người "Công giáo toàn tòng" và kỷ niệm thời chiến tranh .... chia tay đồng nghiệp TS Phạm Trung Thanh

Đăng lúc: Thứ hai - 03/03/2014 01:04 - Người đăng bài viết: dulichhaiduong
Ngôi nhà cổ Tây Nguyên con gái Ama Kông đang ở

Ngôi nhà cổ Tây Nguyên con gái Ama Kông đang ở

- Trở lại Đức Minh, nơi ấy những ngày tháng 6 năm 1975 ..... - Chia tay đồng nghiệp 03-3-2014 với TS Phạm Trung Thanh, Phó hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Thành Đông,

- Những con người, những gia đình đã giúp đỡ tôi và đơn vị ... thăm ngôi nhà cổ Vua săn voi Ama Kông tại Buôn Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk... hôm nay 28-2-2014 ... 

- Thắp hương trước bàn thờ Ama Kông ( ảnh dưới 28-2-2014) : 

 

 

 - Ảnh dưới : Bàn bán  thuốc tại ngôi nhà cổ di tích Tây Nguyên của tỉnh Đắk Lắk, cô con gái cả  tên là MeLinh của Ama Kông đang ở và bán thuốc ...

- ảnh trên : Cháu chắt của Ama Kông tại ngôi nhà Cổ đang bán thưốc ...

-  Em bé Sa Pa - Những hướng dẫn viên du lịch tí hon ở thị trấn Sa Pa ... (ảnh do bà Ngô Thi Yến, GDDN Hoàng Nguyên chụp năm 2012 tại thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai)..

 

 

 

 

- Ảnh trên : ??? 

-  Mời các bạn tham khảo và suy đoán xem sao nhé ?

Thứ năm - 28/04/2011 20:39

  •  
  •  
  •  
 
ông già Đào hoa nhất Tây Nguyên

ông già Đào hoa nhất Tây Nguyên

Website : dulichhaiduong.vn ; sieuthioc.vn - xin trân trọng giới thiệu với quý vị và quý khách hàng bài : Ông già đào hoa nhất Tây Nguyên và môn thuốc 'bảo vệ hạnh phúc gia đình' của Võ Phụng Hoàng, báo TP chủ nhật - xuân Giáp Thân 2004, số 2 + 3 +4 :

Thiên nhiên và con người

  ÔNG GIÀ ĐÀO HOA

   NHẤT TÂY NGUYÊN VÀ MÔN THUỐC 

   "BẢO VỆ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

                         -=O0O=-

 

       "  Dù đã vào độ tuổi xưa nay hiếm, chưa góa vợ,  song ông vẫn 'bị' nhiều cô gái son sắc tán tỉnh dụ về làm chồng. Ở tuổi 77, ông đi bước nữa với cô gái trẻ kém ông ... 50 tuổi, vốn là bạn của cháu gái ông. Người vợ trẻ chiều chuộng ông hết mực, sinh hạ ngay cho ông một đứa con gái. Còn ông thường khoe với bọn thanh niên tò mò rằng có ngày ông 'yêu' vợ 3 lần Với 'thành tich' ấy, ông được nhiều người tặng thêm danh hiệu  'ông già đào hoa nhất Tây Nguyên' . Ông có môn thuốc gia truyền độc đáo mà người ta gọi là "thuốc bảo vệ hạnh phúc gia đình."

                                          CƠ DUYÊN TỪ NHƯNG VẾT THƯƠNG CHÍ TỬ

        Tết Giáp Thân này, ông Ama Kông, dũng sĩ săn voi nổi tiếng nhất Tây Nguyên đã bước vào tuổi 84, thân hình vẫn chắc nình nịch với những lọn cơ bắp cuộn lên như dây chão mây. Ông là nhân viên già nhất của Vườn Quốc gia Yôk Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Một lần gặp tôi, ông lại hỉ hả khoe có đoàn khách du lịch nước ngoài mới vào thăm, ông dùng voi chở họ vào rừng và chủ động bắt chuyện : Pouvez vous parler Francais ? (Các bạn nói được tiếng Pháp chứ ?) Khách Tây tròn con mắt, rồi xán lại hỏi ông đủ thứ chuyện. Ama Kông kể hồi trung tâm Đắk Lắk còn đặt ở Bản Đôn (Bản Đôn tiếng địa phương có nghĩa làng đảo), mấy tay quan Pháp đích thân đến nhà mời ông đi học, đi làm cho họ. Nhưng ông không thích mặc quân phục đeo súng ngắn nhận lương Tây, ông chỉ thích quấn khố ném lao săn bắt. Những chuyến săn kéo dài vui như hội của Ama Kông mang về cho làng đảo 283 con voi (trong đó có một con voi trắng tặng cho cựu hoàng Bảo Đại) và khoảng chừng gấp đôi số ấy bò rừng. Những chuyến săn đó cũng để lại cho Ama Kông nhiều vết thương chí tử trên mình. Có lần đang rượt đuổi theo con voi rừng đuối sức, Ama Kông bị cành khô cây ana -hlôk đâm xuyên đùi làm rách toạc một đường từ bẹn đến mông. Ông Y Thu- người đã mang nghề săn voi từ Lào sang và thành lập bản Đôn - tức tốc tìm thuốc rịt vào vết thương rồi lấy bình rượu quý lúc nào cũng kè kè bên mình cho Ama Kông uống. Chưa đầy tháng sau Ama Kông đã tự đứng lên đi lại được. Lần khác Ama Kông bị cây đâm gãy lòi xương tay trái, Y Thu cũng dùng bài thuốc ấy, không lâu sau Ama Kông lại đi săn được. Mấy lần được uống rượu quý của Y Thu, Ama Kông đâm nghiện, tò tò theo nài nỉ Y Thu truyền cho cách chế biến, nhưng Y Thu một mực khước từ. Ama Kông bèn đổi hướng tấn công, nhằm vào cô con gái đầu của Y Thu.Quả thật, khi con gái của Y Thu đồng ý cưới Ama Kông làm chồng rôi, Y Thu không ngần ngại truyền hết nghề cho Ama Kông.        

                                                       

                                                         Ama Kông cùng vợ và con gái

                                                                     (ảnh BTP-2004)

                            KOKLINH  KOKCHOONG - MÔN THUỐC "BẢO VỆ HẠNH PHÚC"

         Trong số các bài thuốc được Y Thu truyền cho, Ama Kông khoái nhất rượu ngâm cây Koklinh kokchoong. Lúc nào trong nhà của Ama Kông cũng có một bình, mỗi ngày ông uống hai ly nhỏ. Một vị cán bộ luống tuổi thường ra vào Vườn Quốc gia Yôk Đôn công tác kết thân với Ama Kông, được Ama Kông mời về thăm nhà và tặng bầu rượu Koklinh kokchoong. Vị này uống được một tuần thi những cơn hưng phấn thời son trẻ bỗng trỗi dậy, đến mức bà vợ phài ...xin tha ! Tiếng lành đồn xa. Rất nhiều người tìm đến nhà Ama Kông xin uống thử một tý rượu quý. Hiếu khách và cả nể, Ama Kông không từ chối ai, cho đến lúc hũ rượu của ông không còn một giọt. Xin hoài cũng kỳ, có người khéo ăn nói đã thuyết phục Ama Kông bán rượu thuốc cho họ. Một người mua được lại giới thiệu cho năm bảy người. Ama Kông lên rừng hái thuốc không xuể phải kéo theo con cháu đi cùng. Cung vẫn không kịp cầu. Đến nay có cả một "dây chuyền" sản xuất loại thuốc này : thanh niên trai tráng trong gia đình đi hái lá đào rễ, phụ nữ sắt phơi đóng gói, Ama Kông bán. Một cán bộ chi cục thuỷ lợi Đắk Lắk tên T. dùng Koklinh kokchoong thấy dương khí lúc nào cũng ăm ắp dồi dào, ngày càng làm cho vợ thoả mãn hài lòng, nên biết ơn Ama Kông và nhận ông làm bố nuôi. Anh T. bỏ tiền túi in bịch ni lon loại xịn quảng cáo thuốc của Ama Kông với tên gọi rất câu khách :" Thuốc gia truyền bảo vệ hạnh phúc gia đình". Cẩn thận hơn, anh T. cho in cả địa chỉ, số điện thoại nhà riêng, số máy cầm tay của mình để tiện giới thiệu với khách về loại "thần dược" của Ama Kông. Một kỹ sư sinh học của TP HCM sau khi dùng loại Koklinh kokchoong liền tức tốc tìm ngay đến Bản Đôn thuyết phục Ama Kông lấy giống cây thuốc về gây thành vườn (vị kỹ sư này chịu trách nhiệm chăm sóc)  kẻo sau này bị khai thác quá mức sẽ tuyệt chủng không còn lưu truyền cho hậu thế. Chị bán căn tin của Vườn Quốc gia Yôk Đôn thì cho biết thường xuyên có khách du lịch đến Vườn tìm Ama Kông để tặng quà, tỏ lòng biết ơn vị phương thuốc Koklinh kokchoong đã giúp họ trong ấm ngoài êm. Chị  phóng viên báo Đắk Lắk đi cùng tôi nghe vậy bèn tậu ngay một bao về cho đức làng quân. Tuy nhiên, khi bốc thuốc cho chúng tôi, cô con đầu của Ama Kông không hề đả động gì đến công năng "bảo vệ hạnh phúc gia đình" của loại thảo dược này, mà chỉ nói nó có thể trị bệnh đau đầu, tốt cho các cơ quan nội tạng,

- Ảnh dưới : Ngôi nhà cổ Tây Nguyên, Vua săn voi Tây  Nguyên A Ma Công đã xây dựng và ở thời trai trẻ và lúc cuối đời với người con gái cả ;

- Ảnh dưới : Gian nhà lợp ngói ở giữa gia đình ông bà Cao thôn Đức Minh 3, xã Đức Minh - Bảo mật của Trung đoàn 29 đã ở và làm việc tại đây trong thời gian truy quét Phulro và bảo vệ biên giới phía tây nam khu vực Đức Lập, tỉnh Đăk Lăk (nay là Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông) 1975 - 1976. Một vùng quê trù phú dân công giáo toàn tòng, nhiều vui, buồn và những kỷ niệm không thể quên trong cuộc đời quân ngũ... Tôi đã trở lại đây nhiều lần thăm bà con và thăm Cha đạo ... những kỷ niệm không thể quên... Gia đình giữ gian nhà như một kỷ niệm không thể quên với chúng tôi và chúng tôi cảm ơn nhiều lắm những năm tháng khó khăn ấy ! 

- ảnh dưới : Ngã tư Đức Lập (Đăk Mil - Đăk Nông) ngày nay - 39 năm trở lại ... Ccb Trung đoàn 29 các bạn đến thăm và xem đổi mới nhiều không nhé ! 

 

- Ảnh trên : ??? Các bạn xem phần trên của trang này nhé !

- Tăng hoa và chúc mừng đồng nghiệp về nghỉ chế độ  do nhu cầu cá nhân và quyết định 63 của Chính phủ -  Thầy đã có công lao sáng tác bài hát về trưởng Đại học Thành Đông "Em yêu mái trường đại học Thành Đông" của TS Phạm Trung Thanh, phó hiệu trưởng thường trực nhà trường sáng 03-3-2014 : 

- Phó chủ tịch HĐQT và phó hiệu trưởng nhà trường tăng hoa và 40 triệu đồng cho TS Phạm Trung Thanh ...

 

 

- Ảnh trên, dưới : TS Phạm Trung Thanh hát và giới thiệu với các cán bộ nhà trường trong buổi chia tay (3,5 năm công tác tại trường) . Có vui, có buồn cùng chia sẻ và động viên nhau trong công tác. Hơn bốn mươi năm làm thầy, TS Phạm Trung Thanh luôn gương mẫu, giữ gìn và khắt khe với chính bản thân và học sinh, sinh viên để giữ một nếp sống chuẩn mực trong mọi giai đoạn lịch sử và cả trong cơ chế thị trường hôm nay. Thật đáng trân trọng ! ... Những ánh mắt, những nụ cười và tay trong tay ấm áp tình thầy trò, trên dưới đã nói lên tất cả !

 

Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 112
  • Khách viếng thăm: 48
  • Máy chủ tìm kiếm: 64
  • Hôm nay: 8219
  • Tháng hiện tại: 544808
  • Tổng lượt truy cập: 51744516