"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam..."
Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm w"Lịch sử Việt Nam" nhân dịp kỷ niệm 100 năm (6/11/1911 - 6/11/2011) Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước - Người đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta... Để từ đó mỗi người dân Việt Nam dù ở miền xuôi hay miền ngược, dù ở thành phố hay nông thôn, biên giới hay hải đảo và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, hãy nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc và sống xứng đáng là người dân của đất nước Việt Nam chúng ta. Trân trọng!
ebside: dulichhaiduong.vn trân trọng giới thiệu với bạn đọcLỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử là một khoa học kéo dài theo thời gian, người đọc dễ bị lôi cuốn và chìm trong biết bao sự kiện nối tiếp nhau, đan xen lớn, nhỏ vô cùng phong phú.
Cuốn “Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam” do Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn giúp cho người đọc biết được tiến trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam một cách xuyên suốt và ngắn gọn.
Ở đây, người đọc có thể nắm bắt được những sự kiện lịch sử quan trọng nhất, những anh hùng dân tộc và những nhân vật lịch sử có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của Tổ quốc Việt Nam.
“Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam” là một hình thức biên soạn lịch sử tốt, giúp người đọc tìm hiểu lịch sử một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ hiểu, dễ nhớ mà vẫn trung thực, khoa học.
Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này cùng bạn đọc.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân
Thượng tướng HOÀNG MINH THẢO
VIỆT NAM
ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
Nước Việt Nam ta ở về phía Đông Nam châu Á, hẹp bề ngang, dài bề dọc, hình cong như chữ S, trên phía Bắc và dưới phía Nam phình rộng ra, khúc giữa miền Trung eo hẹp lại. Đông và Nam giáp biển Đông (Thái Bình Dương), Bắc giáp Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tây giáp Cộng hoà nhân dân Lào, và Vương quốc Cam-pu-chia, có diện tích 329.600km2 trên đất liền; và 700.000km2 thềm lục địa kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dân số buổi đầu dựng nước chừng 50 vạn người. Đầu thời Lý - Trần, chừng hơn 5 triệu và đến nay (2007) là 84 triệu dân.
Việt Nam nằm ở khu vực nối liền hai đai dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vùng hải đảo và lục địa châu Á nên cũng là nơi tụ cư của nhiều dân tộc người khác nhau. Trên bước đường phát triển của loài người, Việt Nam là nước nằm giữa hai trung tâm văn minh lớn (Trung Hoa - Ấn Độ) cổ xưa nên cũng sớm trở thành điểm giao lưu của những nền văn minh đó. Theo các nhà dân tộc học, trên lãnh thổ Việt Nam có 54 tộc người sinh sống. Mặc dầu mỗi tộc người đều có những nét văn hoá riêng nhưng vẫn gắn bó chặt chẽ với nhau trong vận mệnh chung, thành quả của một cuộc đấu tranh, hoà hợp lâu dài trong lịch sử lấy tộc người Việt - chiếm trên 80% dân số - làm trung tâm.
Các dân tộc học chia dân tộc Việt Nam thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như sau:
1. Việt - Mường (gồm Việt, Mường, Chứt,…)
2. Tày – Thái (gồm Tày, Nùng, Thái, Bố y, Cao Lan, Sán Chỉ, Lào,…)
3. H’mông – Dao (gồm H’mông, Dao, Pàthẻn,…)
4. Tạng - Miến (gồm Hà Nhì, Lôlô, Xá,…)
5. Hán (gồm Hoa, Sán dìu,…)
6. Môn – Khơme (gồm Khơmú, Kháng, Xinh mun, Hơrê, Xơđăng, Bana, Cơho, Mạ, Rơmăm, Khơme,…)
7. Mã Lai – Đa Đảo (gồm Chăm, Giơrai, Êđê, Raglai,…)
8. Hỗn hợp Nam Á (gồm Lachí, Laha, Pupéo,…)
Sau Cách mạng tháng Tám 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - vốn là thành quả đấu tranh chung của cả dân tộc - tất cả các tộc người, đều tự do và bình đẳng, cùng nhau phấn đấu vươn lên, chung sức, đồng lòng xây dựng Tổ quốc Việt Nam.
I. TRUYỀN THUYẾT KINH DƯƠNG VƯƠNG
HỌ HỒNG BÀNG - LẠC LONG QUÂN – ÂU CƠ
(THỜI TIỀN SỬ)
Theo truyền thuyết thì thuỷ tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương (tên huý là Lộc Tục), hiện còn có mộ tại làng Á Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Kinh Dương Vương làm vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (năm 2879 trước công nguyên), Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi vua cha, hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc một trăm trứng, một trăm trứng nở ra một trăm người con trai là tổ tiên của các dân tộc Việt.
Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt, chia năm chục người con theo mẹ lên núi, năm chục người con theo cha về phía Nam miền biển, phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi.
Hùng Vương lên ngôi Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ), chia nước ra làm 15 bộ:
1. Văn Lang (Bạch Hạc, TP. Việt Trì, Phú Thọ)
2. Châu Diên (Sơn Tây)
3. Phúc Lộc (Sơn Tây)
4. Tân Hưng (Hưng Hoá – Tuyên Quang)
5. Vũ Định (Thái Nguyên – Cao Bằng)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn)
8. Ninh Hải (Quảng Ninh)
9. Dương Tuyền (Hải Dương)
10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)
11. Cửu Chân (Thanh Hoá)
12. Hoài Hoan (Nghệ An)
13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
14. Việt Thường (Quảng Bình - Quảng Trị)
15. Bình Văn
Các đời vua sau đều gọi Hùng Vương, có 18 đời vua Hùng Vương. Đặt các tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai Vua gọi là Quan Lang, con gái Vua gọi là Mỵ Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính.
Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi phai đầu tiên của Việt Nam, còn rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thuỷ lợi, trao đổi sản phẩm và đấu tranh giữ gìn bản làng, đất nước.
Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được lưu truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
1. Phù Đổng Thiên Vương
Đời Hùng Vương thứ 6 giặc Ân rất hùng mạnh, đã thôn tính nhiều nước xung quanh, chúng kéo quân xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, quan quân không sao chống cự nổi. Nhà Vua cho sứ giả đi rao tìm người tài giỏi ra giúp nước.
Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có một nhà giàu đã 62 tuổi mới sinh được một cậu con trai lên ba mà vẫn chưa biết nói. Cậu bé suốt ba năm chỉ nằm ngửa không tự ngồi hay đứng được.
Khi sứ giả đến làng rao cầu hiền, cậu bé thốt nhiên nói được xin với cha cho mời sứ giả vào hỏi chuyện. Khi sứ giả đến, cậu bé xin sứ giả về tâu vua đúc cho cậu một con ngựa sắt, một thanh kiếm, một cái nón sắt rồi cậu sẽ ra quân diệt giặc.
Từ khi sứ giả nhà vua về, cậu bé mỗi ngày một lớn, ăn khoẻ lạ thường. Ngày tháng qua cậu lớn phổng lên thành người khổng lồ.
Khi giặc Ân kéo đến chân núi Châu Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) thì sứ giả đem kiếm, ngựa dâng cho cậu. Cậu vươn vai đứng lên rồi nhảy lên ngựa, ngựa chạy đến đâu, miệng phun ra lửa đến đó, cậu xông vào đội ngũ giặc. Sải kiếm chém giặc như chém chuối, kiếm gãy, cậu nhổ cả cụm tre mà đánh giặc. Không đương nổi sức mạnh thần thông của chàng trai làng Phù Đổng, quân giặc còn lại quỳ gối xin hàng.
Phá xong giặc Ân, người anh hùng làng Phù Đổng đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất cả người lẫn ngựa. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng và sắc phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Năm nào đến ngày mồng 09 tháng 4 làng Phù Đổng (còn gọi là làng Gióng) đều mở hội diễn lại sự tích đánh giặc Ân xưa, tục gọi là hội Gióng.
2. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
Hùng Vương thứ 18 kén chồng cho con gái là Mỵ Nương.
Sơn Tinh (thần núi) và Thuỷ Tinh (thần nước) đều đến cầu hôn. Hùng Vương hứa gả con gái cho người nào ngày mai mang lễ vật đến trước. Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm hơn và được đưa Mỵ Nương về núi Tản Viên (tức núi Ba Vì, tỉnh Sơn Tây).
Thuỷ Tinh đến sau nổi giận dâng nước sông lên đánh Sơn Tinh. Nước dâng lên đến đâu Sơn Tinh làm cho núi đồi cao lên đến đó. Cuối cùng Thuỷ Tinh thua trận phải rút nước. Hàng năm cuộc chiến lại diễn lại. Truyền thuyết này phản ánh các trận lụt do sông Hồng, sông Đà gây ra và việc đắp đê trị thuỷ của tổ tiên ta từ xa xưa.
II. NHÀ THỤC (257T – 208T) 50 NĂM,
QUỐC HIỆU ÂU LẠC, KINH ĐÔ PHONG KHÊ
(CỔ LOA, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI)
Thục Phán thủ lĩnh của người Âu Việt (phía Bắc nước Văn Lang) hợp nhất với nước Văn Lang của nước Lạc Việt, xưng là An Dương Vương, đặt quốc hiệu là nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Năm 218 TCN, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân, chia làm 5 đạo, đi chinh phục Bách Việt, chỉ huy đạo quân Tần là danh tướng lừng danh Đồ Thư. Các Lạc Tướng đã suy tôn Thục Phán là lãnh tụ chung để chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tần. Người Việt tiến hành chiến tranh du kích, thực hiện vườn không nhà trống, bền bỉ kháng chiến suốt gần 10 năm. Đợi khi quân Tần lâm vào tình trạng mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương thực, ốm đau nhiều vì không hợp thuỷ thổ, Thục Phán mới tổ chức phản công quân Tần. Đồ Thư bị bắn chết, mất tướng chỉ huy, quân Tần mở đường máu tháo chạy về nước.
Sau chiến công oanh liệt đánh thắng 50 vạn quân Tần, An Dương Vương tổ chức xây thành Cổ Loa. Thành có 9 vòng, chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong cùng 1,6km.
Với vị trí thuận lợi, với cách bố trí thành có 9 lớp, xoáy trôn ốc, thành cao, hào sâu, có các ụ nhô cao vượt ra ngoài thành luỹ để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của thành Cổ Loa làm cho quân thù khiếp sợ, thể hiện trí tuệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên ta.
III. PHONG KIẾN TRUNG HOA THỐNG TRỊ
LẦN THỨ NHẤT (207T-39) – NHÀ TRIỆU (207T-111T) 97 NĂM,
QUỐC HIỆU NAM VIỆT, KINH ĐÔ PHIÊN NGUNG
(QUẢNG CHÂU - TRUNG QUỐC)
Triệu Đà, người Hán, huyện Châu Định, nhân lúc nhà Tần suy loạn giết Trưởng Lại của nhà Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi được 5 đời gần 100 năm.
Triệu Đà đánh mãi Âu Lạc không được, vì nước ta có thành Cổ Loa kiên cố, có nỏ thần tuyệt diệu.
Sau Triệu Đà dùng mưu hoà hoãn, rồi sai con là Trọng Thuỷ sang ở rể lấy Mỵ Châu, con gái An Dương Vương. Trọng Thuỷ lấy cắp bí mật của nỏ thần Kim Quy trốn về nước, rồi đưa quân sang xâm lược nước ta.
Triệu Đà cướp được nước ta, lập thành nước Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung (Nay là Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) từ đó nước ta thuộc Triệu, mở đầu thời kỳ phong kiến Trung Hoa thống trị nước ta lần thứ nhất.
1. Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) (207T-136T)
Triệu Đà sinh năm 256 TCN, lên ngôi vua năm 207 TCN đến năm 136 TCn thì mất, ở ngôi vua 71 năm, thọ 121 tuổi (theo Việt Nam Sử lược).
2. Triệu Văn Đế (Triệu Hồ) (136T-124T)
Triệu Hồ là con trai Trọng Thuỷ, cháu nội của Triệu Đà ở ngôi được 12 năm, thọ 52 tuổi.
3. Triệu Minh Vương (Triệu Anh Tề) (124T-112T)
Triệu Anh Tề ở ngôi được 12 năm.
4. Triệu Ai Vương (Triệu Hưng) (112T-112T)
Triệu hưng ở ngôi chưa được 1 năm.
5. Triệu Dương Vương (Triệu Kiến Đức) (112T-111T)
Triệu Kiến Đức ở ngôi được gần 1 năm.
Năm 113 TCN nội tình nhà Triệu rất rối ren, vua Hán sai An Quốc Thiếu Quý sang dụ Nam Việt về hàng, Thiếu Quý nguyên là tình nhân của Cù Thị (mẹ của Ai Vương) nên tư thông với nhau và dụ dỗ Ai Vương dâng nước Nam Việt cho nhà Hán. Tể tướng Lữ Gia đã cùng một số đại thần đem quân cấm binh vào giết chết sứ nhà Hán, Cù Thị và Ai Vương, tôn Kiến Đức là con trưởng của Minh Vương lên làm vua. Vũ Đế nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Lộ Báo Đức và Dương Bộc đem 5 đạo quân sang xâm lược Nam Việt. Tể tướng Lữ Gia chống không nổi đèm đưa Dương Vương chạy trốn, quân Hán đuổi theo bắt được, vua tôi đều bị hại, nhà Hán chiếm được Nam Việt, đổi là Giao Chỉ bộ.
IV. THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG PHONG KIẾN TRUNG HOA
THỐNG TRỊ LẦN THỨ NHẤT (207T-39) 246 NĂM
Nhà Hán chia Giao Chỉ bộ ra làm 9 quận:
1. NamHải (Quảng Đông)
2. Thương Ngô (Quảng Tây)
3. Uất Lâm (Quảng Tây)
4. Hợp Phố (Quảng Đông)
5. Giao Chỉ (Bắc Bộ)
6. Cửu Chân (Thanh Hoá)
7. Nhật Nam (Nghệ Tĩnh)
8. Châu Nhai (Đảo Hải Nam)
9. Đạm Nhĩ (Đảo Hải Nam)
Nhà Hán đặt mỗi quận một viên thái thú và viên thứ sử để giám sát các quận. Còn các lạc tướng, lạc hầu vẫn được giữ nguyên và được cha truyền con nối.
Sử cũ ca ngợi Tích Quang là Thái thú quận Giao Chỉ và Nhâm Diên là Thái thú quận Cửu Chân là những người có công khai hoá, lấy lễ nghĩa dạy dân.
Đầu năm giáp ngọ (34), vua Quang Vũ nhà Hán sai Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định tham tàn, hà khắc, nhân dân sống trong cảnh vô cùng thống khổ.
V. TRƯNG NỮ VƯƠNG (40-43) 3 NĂM,
KINH ĐÔ MÊ LINH
Thái thú Tô Định đã giết chết Thi Sách, con quan Lạc tướng Chu Diên là chồng của Trưng Trắc, con quan Lạc tướng Mê Linh. Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh phá thành Luy Lâu, trị sở của nhà Hán. Tô Định phải bỏ chạy về nước, các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, Hai Bà Trưng đã thu được 65 thành trì. Đất nước sạch bóng quân thù, cả nước suy tôn Trưng Trắc lên làm vua là Trưng Nữ Vương đóng đô ở Mê Linh.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Trưng Nữ Vương ra lệnh miễn thuế cho dân hai năm. Nhân dân ta vô cùng phấn khởi, ra sức xây dựng cuộc sống mới trong độc lập tự do.
Năm Tân Sửu (41), nhà Hán sai Mã Viện hiệu “Phục ba tướng quân” là viên tướng có nhiều kinh nghiệm chiến trận làm chủ tướng cùng với tên Lưu Long làm phó tướng và tên Lâu Thuyền tướng quân Đoàn Chí đem 20 vạn quân sang xâm lược nước ta.
Trưng Nữ Vương và các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng đã đưa quân ra chống giặc từ biên giới, trước thế giặc rất hung hãn, quân ta đã anh dũng chiến đấu, các trận chiến ác liệt đã diễn ra ở Lãng Bạc, Đông Triều, Yên Phong, Hà Bắc. Hai Bà đã thu quân rút về giữ ở Cấm Khê (Thạch Thất - Quốc Oai), hàng vạn người Việt đã ngã xuống trong các trận chiến ác liệt để bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của mình.
Ngày 06 tháng 02 năm Quý Mão (43), sau khi đã phóng những mũi lao và bắn những mũi tên cuối cùng vào kẻ thù. Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết.
Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cũng liều với sông.
Cả nước vô cùng thương tiếc, đã lập đền thờ ghi công đức của hai vị nữ anh hùng của dân tộc.
Nay ở Hát Môn (Sơn Tây) và làng Đồng Nhân (Hà Nội) có đền thờ Hai Bà Trưng. Mồng 06 tháng 2 hàng năm có lễ hội tưởng nhớ công lao của Hai Bà Trưng.
Chiếm được nước ta, kẻ thù sáp nhập vào Đông Hán. Mã Viện còn cho dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới và cho khắc sáu chữ: “Đồng trụ triết, Giao Chỉ diệt” (cây đông trụ đổ, thì người Giao Chỉ mất nòi).
Nhân dân ta ai qua đó cũng ném một hòn đá vào, dần dần thành gò cao, đến nay không biết cột trụ ở đâu.
Phần đọc thêm
CÁC NỮ TƯỚNG THỜI HAI BÀ TRƯNG
Trong lịch sử Việt Nam đã xảy ra một sự kiện lịch sử thật đặc biệt (và chỉ xảy ra có một lần), đó là ngay thế kỷ đầu Công nguyên (39-40) dân tộc ta đã theo lời kêu gọi của hai người phụ nữ trẻ tuổi (Trưng Trắc, Trưng Nhị) và đã tôn nhiều phụ nữ lên nắm quyền lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Có lẽ do khí thiêng sông núi, do truyền thống bất khuất và tinh thần thượng võ của dân tộc ta mới hun đúc và sản sinh ra hai vị nữ anh hùng kiệt xuất và hàng chục nữ tướng tài ba như vậy.
Hai Bà Trưng đã được sử sách đời đời ghi chép công ơn, còn hơn hai mươi nữ tướng của Hai Bà Trưng tài ba lỗi lạc tuy chưa được ghi trong chính sử, xong sự tích kỳ tài của các nữ tướng anh hùng đã được tạc trên bia đá, ghi vào thần phả và được nhân dân ta đời đời truyền tụng.
Chúng tôi xin giới thiệu một số các vị nữ anh hùng đó để minh hoạ cho sự kiện lịch sử đặc biệt oanh liệt dưới thời Hai Bà Trưng.
1. Thanh Thiên nữ tướng anh hùng:
Khởi nghĩa ở Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Được Trưng Vương phong là Thánh Thiên công chúa. Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Giang.
2. Lê Chân - Nữ tướng miền biển:
Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân miền biển. Hiện có đền Nghè, ở An Biên, Hải Phòng thờ.
3. Bát Nạn đại tướng:
Tên là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong là Bát Nạn Đại tướng, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Quỳnh Phụ, Thái Bình).
4. Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc:
Khởi nghĩa ở Bạch Hạc (Phú Thọ) được TrưngVương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thuỷ công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền th
5. Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng:
Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hoá) được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Nga Sơn (Thanh Hoá ) có đền thờ.
6. Hồ Đề - Phó nguyên soái:
Khởi nghĩa ở Động Lão Mai (Thái Nguyên) được Trương Vương phong là Đề Nương công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân nội các. Hiện có đền thờ ở Hương Nha, Tam Nông (Phú Thọ).
7. Xuân Nương - Trưởng quản quân cơ:
Ý kiến bạn đọc