Quảng cáo top banner

Hãy trân trọng cuộc sống mà đồng đội đã cống hiến. Đồng đội chúng ta đã có nhiều người sống, cống hiến xứng đáng !

Đăng lúc: Thứ năm - 23/07/2015 13:22 - Người đăng bài viết: dulichhaiduong
Hãy trân trọng cuộc sống mà đồng đội đã cống hiến. Đồng đội chúng ta đã có nhiều người sống, cống hiến xứng đáng !

Hãy trân trọng cuộc sống mà đồng đội đã cống hiến. Đồng đội chúng ta đã có nhiều người sống, cống hiến xứng đáng !

- Đông đội ! Thật khó có thể nói hết đuoc ý nghĩa. Chúng ta đã không quên nhau và luôn nhớ về nhau ... lúc thường cũng như lúc chiến đấu !

 ...  Sắp đến ngày 27-7 rôi, chúng ta lại gặp nhau.. Gặp nhau sau, xin gủi  tặng các ccb Trung đoàn 29 bo binh quân tình nguyện Viêt - Nam gíúp bạn Lào (1971 - 1974) và giúp Căm Pu Chia thoát khỏi họa diệt chủng (1979 - 1989).  Xin trân trọng giới thiệu, đề nghị Ccb chúng tôi cùng các bạn đọc trên mạng cùng tham khảo, suy ngẫm ? Việt Nam chúng ta có một thời ở đâu đó có chuyện như thế : NGƯỜI ĐÀN BÀ QUỲ 

 

Nguyên Hoàng 
Kính tặng anh Khải, nguyên PGĐ Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh, anh Phòng nguyên PGĐ Sở Nội vụ Hải Phòng, anh Hợp, PGĐ Sở Nội vụ Cần Thơ và ccb Trung Đoàn 29 bộ binh quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào (1971 – 1974), giúp Cam Pu Chia thoát khỏi họa diệt chủng (1979 – 1989) ; trong truyện ký “Người đàn bà quỳ”, người trong cốt truyện có vợ chồng đồng đội của chúng ta trong Binh Đoàn lớn,… đã sống chiến đấu với tinh thần của anh bộ đội Cụ Hồ, lúc nào cũng ngẩng cao đầu ! Hiên nay vợ chồng đồng đội của chúng ta đang sống ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sách hợp tác giữa : 
Nhà xuát bản Nông nghiệp, Báo Văn Nghệ, Báo Nông nghiệp Việt Nam – 1988

 

Trân trọng !

 

 

Ảnh trên : ông Lại Văn Lầm,  Trung úy, sỹ quan pháo binh 1971 - ông cùng vợ bùi ngùi kể lại những tháng năm gian khổ, cùng cực về kinh tế ... để đấu tranh giành chân lý .. Ông đã chiến thắng.  Ông nói - thành công được là nhớ ý chí và trách nhiệm của người lính, tình cảm vợ chồng, tình đồng chí của các ccb, bạn bè trong quân đội của ông....

 

 

 

 

Trần Khắc

                                   NGƯỜI ĐÀN BÀ QÙY
                                                         Tập truyện- ký chọn lọc  

 

Làng Tiền Đống nghèo như nhiều làng quê Việt Nam.Và cũng như nhiều làng quê khác (ăn truyền thống, sống tiềm năng) người dân Tiền Đống kể cho nhau nghe không biết chán về những ưu thế tuyệt vời chưa khai thác và tin nhất định sẽ có một ngày mai tươi sáng đến với mình.
Xưa có một thầy địa lý nổi tiếng đi qua vùng nay thấy kiểu đất đẹp,gò đống nhấp nhô như núi vàng, núi bạc,đã phải kêu lên : giàu to!giàu to! Nhưng tiền bạc là của chung thiên hạ, nhiều nhà giàu đến lạy van xin chỉ huyệt quý, thầy địa lý chỉ lắc đầu, trước khi bỏ đi đã dạy lũ trẻ chăn bò câu hát đồng dao:
Một tiền đống,hai đồng tiền
Bao giờ đồng tiến đếm tiền mỏi tay.

Tên làng Tiền Đống có từ ngày ấy phải chăng đất Tiền Đống đến ngày phát như lời sấm truyền? mấy năm gần đây, làng xóm thay đổi khá nhiều. Trước hết là cả một dãy nhà mái bằng mọc lên san sát dọc đường 39, làm thành một dãy phố-phố Tiền-với đủ các hiệu bách hóa, may đo, cửa hàng chụp ảnh, sửa chữa xe đạp xe máy, quán phở, cà phê…..Nổi bật giũa làng là trụ sở mới xây ,gồm phòng họp, phòng làm việc của bí thư đảng ủy ,chủ tịch ủy ban ở hai đầu. Trong hội trường treo đầy cờ thi đua, bằng khen và các loại bảng thống kê thành tích với những con Tất cả những đổi mới lớn lao ở chốn làng quê hẻo lánh này đều gắn liền với tên tuổi ông Chẩu. Do tài ba công sưc của bí thư Đảng ủy Chẩu mà hợp tác xã –công –nông-thương-tín Tiền Đống do ông Chẩu sáng tạo ra và các anh trai họ gần,em gái họ xa là phó chủ nhiệm,kế toán trưởng, ủy viên kiểm tra…..điều khiển, phất lên.
Ấy vậy mà có người định sổ toẹt tất tật công lao của ông Chẩu.Chẳng những thế còn giám gọi ông Chẩu,bí thư đảng ủy; ông Thực chủ tịch ủy ban;ông Bần trưởng công an,là ba tên cường hào!Người đó là một người đàn bà-bà Khang đang ngồi trước mặt tôi đây.

Tôi hỏi:
- Bà có thù gì với các ông ấy?
Bà Khang trả lời:
- Cả làng này thù chúng nó chứ riêng gì tôi.Mà tôi đâm đơn lên huyện,lên tỉnh đâu phải vì quyền lợi của riêng mình. Anh biết đấy,bà con dân làng cử chúng tôi đi,góp tiền góp gạo cho chúng tôi tàu xe ,cơm nước ăn đường. Tôi đã nói với bà con rồi : trước kia thằng Tây đi càn,tôi dẫn đầu bà con lăn ra đường cản xe tăng giặc. Bây giờ chống bọn cường hào mới,tôi cũng xin vì bà con,vì dân làng, nếu phải nhảy vào lửa tôi đứng giữa đống lửa, cần giẫm lên tò kiến vàng tôi tra chân giữa tổ kiến vàng.
Bà Khang ngồi bình thản,tự tin.Nhìn bà,không ai bảo bà đã ngoài sáu mươi. Tóc bà còn đen, đọc báo chưa dùng kính, vài nét nhăn ơ khóe miệng, đôi mắt càng làm cho khuôn mặt bà rắn rỏi,kiên định hơn. Chiếc áo gụ và cái quần láng đen còn mới đang mặc là bộ đồ sang nhất, bà dùng mỗi lần đi tỉnh,đi huyện hoặc ở nhà tiếp khách trung ương.
Bà kể:
-Nhà tôi trước ở gần sân kho hợp tác đấy. Cả đất ở đất vườn rộng hai sào hai thước. Đất của tổ phụ để lại từ mấy đời nay.Tây về nhà ngói cây mít
trúng đạn mooc-chê cháy sạch. Năm ấy là 1950 hòn gạch vỡ chúng nó cũng bắt gánh lên xây bốt Từ Hồ. Giải phóng miền bắc thì được tin nhà tôi hi sinh
ở Điện Biên Phủ,để lại cho tôi một mẹ già, một con nhỏ, tôi vừa nuôi con vừa nuôi mẹ chồng, rồi chôn cất mẹ chu đáo.Đến lượt thằng con lớn lên, nhất định phải xung phong bộ đội. Nó bảo “xanh cỏ đỏ ngực”con phải đi trả thù cho bố con. Bây giờ vẫn đang ở bên Lào. Được cái nó cũng nghe lời tôi,lấy vợ đẻ cho tôi thằng cháu nôị.Cháu nó vừa đi học về, chào anh đấy. Còn mẹ nó đi làm cỏ lúa chiều tối mới về. Tôi nghĩ thế là mình cũng có lộc rồi.Chỉ có chỗ chui ra chui vào là tuềnh toàng quá.Nào ngờ cái nhà nhà bẹp lai làm lão Chẩu ngứa mắt. Nó bảo cả khu này phải quy hoạch lại thành một Tổ Thể trụ sở,cửa hàng hợp tác, sân kho, ao cá Bác Hồ….để cấp trên, khách nước ngoài đến tham quan thấy rõ ràng nông thôn mới.Nó bàn với lão Thực cho mẹ con bà cháu tôi ra cuối làng để lấy đất xây dựng xưởng cơ khí.Tôi cãi : không ai có quyền đuổi tôi! Nó ngọt ngào: “Bà ơi,nào ai dám đuổi bà đâu. Đây là lợi ích chung, đẹp cả làng, cả xã, gia đình ta là gia dình gương mẫu”…Tôi đòi phải bồi hoàn hai sào hai thước. Nó nhăn nhở: “Bây giờ công điền công thổ quốc gia, bà nói đất đai tổ nghiệp để lại là lạc hậu rồi. Mấy năm nay người đẻ, đất không đẻ mỗi hộ chỉ được chia sáu miếng, tôi cho bà chín miếng,là rộng quá”. Tự nhiên tôi mất không hai sào đất! Mà có xưởng cơ khí có gió gì đâu. Cái nhà hai tầng mới xây là nhà con gái nó-cái Nghiên,
xây trên nền cũ nhà tôi đấy. Như thế có phải là cường hào không?
Giọng trầm trầm, bà Khang kể tiếp:
-Con giun xéo lắm phải quằn.Mình thế là bước đường cùng rồi. Tôi làm đơn tố cáo. Nó đến tận nhà, thách:
-Đây nắm cơm cho mà đi kiện! Dám bẻ nạng chống trời!
Khi biết việc tôi làm, bác Sâm đến nhà tôi hỏi:
-Bà ơi,sao bà to gan thế? Bà có biết ông Chầu có đường dây với tướng Trường Xuân? Có biết làng mình kết nghĩa với bệnh viên hữu nghị?Ông Chầu có tiêu chuẩn phòng khám A đấy!Thứ,Bộ trưởng nào ông ấy cũng quen!
Tôi trả lời:
-Thà chết đuối giữa sông cái còn hơn chết đuối giữa đĩa đèn dầu lạc.
Bà Sâm khóc:
-Bà đến cửa huyện kêu giúp cháu với. Nhà cháu bị tù oan mấy tháng nay rồi.
Nghe tiếng khóc, chị Ký trong buồng chạy ra, cầm dải khăn tang chấm nước mắt:
- Chị nói khẽ chứ, không nó lại vu cho mình hội họp bí mật bàn mưu lật đổ thì khốn đấy. Em đến từ nãy, ẩn trong buồng.
Chị Ký là giáo viên dạy ở trường làng. Chồng chị, anh Lại Hồng Thi có ý định tố cáo Chầu về tội bắt thủ quỹ đưa tiền tiêu nhưng không chịu ký giấy tạm ứng. Kiểu tham ô của nó cũng cường hào như thế đấy. Phát hiên anh Thi tố cáo mình, Chẩu hầm hầm: “Mấy thằng bộ đội phục viên là rách việc lắm. Phải trị thẳng tay!”
Một hôm,anh Thi đang ngụp lặn chữa cái gì đó ở cửa trạm nông giang thì một đứa đóng sập cầu dao. Ba cái máy bơm chạy cùng một lúc,hút tuột anh Thi vào đường ống,chết liền.Trước đó,thằng Bần trưởng công an xã vu anh Thi cầm dao đâm nhà chức trách,trói anh bỏ lên xe giải về huyện.Nhưng khi công an huyện hỏi đến hung khí thì không có,buộc phải cho về,Những chuyện này có ai được làm sáng tỏ đâu
Cái nhân lõi đấu tranh ở làng Tiền Đống bắt đầu từ ba người đàn bà ấy.Bác Sâm hậu cần,chị Ký viết đơn,bà Khang đi kiện,Chị Ký viết xong lá đơn nào cũng để lên bàn thờ chồng.Chị thắp hương khấn anh Thi,nguyền rủa những thằng giết người không dao. Rồi gọi hồn anh Thi có thiêng thì bật quan tài dậy theo chân bà Khang đi huyện,đi tỉnh mà kêu cầu.
Tôi quen bà Khang trên một chuyến xe khách Hà Nội-Hải Dương,trong một trường hợp rất tình cờ, bà vẫy xe ngang đường.Những người lên ngang đường thường phải trả đắt gấp hai đến ba lần so với giá quy định.Khi anh phụ xe đến thu tiền,bà Khang đưa cái giấy năm mươi đồng và nói: “Tôi bị chó dại cắn phải lên tỉnh chữa.Chú thông cảm bớt cho ít nhiều lấy tiền thuốc thang.” Anh phụ xe đưa trả tiền bà: “Bà đi xe cháu mấy lần, lúc đầu cháu cứ tưởng bà đi buôn. Những người đi như bà,sao ngày càng đông quá.”
Trước khi kể về cái đận lên tỉnh,bà Khang nói cho tôi nghe về những ngày đứng ở cổng huyện. Bà thở dài:
-Lần đầu bước tới công môn tôi run quá.Cái cổng huyện đến là to,nhà cửa tòa ngang dãy dọc buông mành đến hãi.Mà sao nó cứ thăm thẳm,vòi vọi,biệt lập hẳn với người dân,dù cơ quan huyện chỉ cách chợ huyện có một đoạn đường, không thấy một tổ ong nào.Là tôi có nghe đài ca ngợi tiếng ong bay
quanh nhà huyện ủy.Chắc có thật nhưng hẳn là ngày trước đông vui tấp nập thế thôi.
Đang ngơ ngác thì tôi giật mình vì bác thường trực đi ra quát:
-Bà kia vào đây làm gì?
Mãi sau này tôi mới biết cái biển sơn xanh mấy chữ: “Không nhiệm vụ miễn vào”. Tôi nghĩ bụng: rõ ngớ ngẩn,không có việc thì người ta vào đây làm gì cho mất giờ mất buổi? May quá,đang lúng túng thì một người quen bước ra. Tôi gọi:
-Anh Bình!
- Chào bà. Rét mướt thế này có chuyên gì mà bà đi vất vả thế?
Bác thường trực đổi ngay thái độ,lễ phép mời tôi vào phòng khách.Một cô gái thon thả bê khay nước ra,hương chè thơm ngào ngạt,lại có cả bao thuốc
đầu lọc nữa.Thì ra anh Bình là bí thư huyện ủy.Thế này thì may quá rồi.
Từ mấy tháng nay tôi có nghe tiếng đồng chí bí thư huyện ủy mới được trên cử về,có khẩu hiệu “bốn không” để ngay trên bàn làm việc của mình. Những “bốn không”,nhiều quá, tôi chỉ nhớ được điều hay nhất là “không mưu lợi ích riêng vi phạm nguyên tắc chung” nghe mát ruột mát lòng.Và điều này nữa: Những năm kháng chiến chống pháp,chính tôi đào hầm nuôi giấu bác Thăng,chống Việt Minh,vợ lại nhí nhoẻn với thằng chánh tổng tề. Một đêm bác Thăng ôm thằng Bình vào nhà tôi nói : “Bà trông nom giúp thằng bé cho cháu ít ngày.Rồi cháu sẽ gửu nó ra cơ quan ngoài vùng tự do. Cháu vừa dứt khoát với mẹ nó, “cắt” rồi bà ạ.”
Bấy giờ thằng Bình mới lên ba. Ngày ngày tôi giữ rịt nó trong nhà bón cơm,rửa đít cho nó.Bác Thăng ôm con đi buổi chiều,thì chập tối lính dồn ập đến vây kín nhà tôi. Vồ hụt bác Thăng,chúng nó tức điên lên bắt tôi giải lên đồn.Tôi cãi:
- Vợ chồng người ta cãi nhau,đem con tới gửu tôi trông nom hộ.Quyền người ta gửi,quyền người ta lấy. Sao các ông không đến từ chiều?
Thằng chánh tổng tè tát một cái làm tôi trào máu mũi, ngã bệt xuống đất,quát:
-Còn nỏ mồm!
Rồi chúng hầm hầm kéo đi
Ba mươi sáu năm rồi.Thằng Bình bằng tuổi con tôi . Con tôi vẫn lặn lội chiến trường,gầy gò đen đúa sống chết tính từng giờ.Còn anh Bình đẫy đà trẻ trung quá. Trời chưa rét mà anh đã khoác áo da, đầu đôi mũ len,chân đi giày da bóng loáng.
Tôi trình bày sự việc.Bí thư huyên ủy nhận đơn, gật đầu :
-Vụ này phức tạp,khê đọng lâu,liên quan đến nhiều việc,nhiều người. Hai hôm sau tôi có giấy ủy ban xã mời lên làm việc.Mừng quá,nghĩ bụng:có thế chứ! Cả Chẩu, Thực, Bần ngồi chờ tiếp tôi.Chẩu chìa lá đơn của tôi gửi anh Bình hôm trước,nói mỉa:
-Đơn của bà đây,huyện gửu về để chúng tôi giải quyết.
Tôi thấy trời đất chao đảo,tối tăm.Khi tôi đứng dây ra về, thằng Bần băm bổ nói theo:
- Nhất trung ương, nhì địa phương, có giỏi cứ đi mà kiện củ khoai.
Chiều hôm sau,cháu Hoàn đang ngồi trong lớp thì một anh dân quân gọi ra sân trường:
-Ai cho phép chúng mày đánh nhau làm mất trật tự hả?
Một cái tát,một cái đạp,thằng bé lăn quay.Cả cô giáo,học trò sợ xanh mắt. Tôi được tin chạy lên trụ sở ủy ban,kêu nổi làng nước:
- Trẻ con chúng nó chơi với nhau, có tội tình gì mà hành hạ nó, ối các ông các bà ơi!
Tôi đi theo thằng Bần mới biết xã có hai cái nhà nhốt người.Cháu tôi nhợt nhạt cả chân tay.
-Bà ơi, mùi thuốc sâu ngợp quá,cháu cứ phải áp mũi vào khe của mà thở.
Đây là cái kho thuốc trừ sâu của đội 10.Con dâu tôi cũng khóc:
-Mẹ ơi, quan xa, bản nha gần, mẹ đừng kiện cáo người ta nữa,được vạ thì má đã sưng
Tôi bầm gan tím ruột.Thế này thì biết dựa vào ai ?tôi lại lên huyện.Năm lần,mười lăm,hai mươi lần.Thường trực không cho vào,ông Bình tránh mặt không tiếp.Nhưng tôi cứ chờ,cứ vào,cứ gặp.Lần nào ông ta cũng nhắc với tôi:
- Việc này phức tap,khê đọng lâu,liên quan đến nhiều việc,nhiều người.
Cuối cùng ông ấy nói: 
- Tôi tin ở bà,tôi biết cả,còn biết rõ hơn bà.Có xã còn nặng nề hơn gấp mấy chục lần cái làng Tiền Đống của bà.Nhưng bà thông cảm…
Bà Khang ngừng kể,im lặng lúc lâu.Tâm trạng thất vọng bế tắc hiện rõ trên khuôn mặt đượm buồn.
Bà lại ngẩng đầu lên kể tiếp:
-Chiều hôm ấy tôi về đến cổng làng thì trời tối sẫm, từ xa đã nhìn thấy tầng hai trụ sở ủy ban sáng ánh điện,văng vẳng tiếng nhạc chát xinh. Đêm nay nó lai tụ họp ăn uống bàn mưu tính kế để gọt dân.Tôi mỏi mệt ngồi nghỉ một lát trước đình làng, từ ngày có trụ sở thì đình làng rêu phong vắng lặng.Nhưng ủy ban vẫn cử người quét dọn sạch sẽ.ông Chẩu còn đề nghị sở văn hóa công nhận đây là “di tích lịch sử cách mạng”,việc này thì ông ấy làm đúng.Chính tôi,ngày trước nhiều lần mang cơm ra đây cho bác Thăng.Về mùa mưa hầm bí mật sụt lở,đầy nước và cóc, rắn, bác ấy thường ngồi thu lu,ẩn sau bức hoành phi sơn son thiếp vàng rất đẹp treo ở giữa đình làng.Một lần bác Thăng hỏi tôi “bà có biết bức hoành ấy viết chữ gì không?”, tôi trả lời; chữ thánh hiền thì đàn bà quê mùa cúng tôi biết gì. Bác ấy cười “thánh gì! Năm chữ. “Hương đẳng tiểu triều đình” ,đấy trích từ một trong hai vế đối khắc trên một trụ cột đình “ tôn ti hữu tự Hương đẳng tiểu triều đình” nghĩa là thứ tự trên dưới đã an bài,xóm thôn như một triều đình nhỏ, lũ dân ngu cu đen chúng mày đừng có nghi ngoe! Hà hà, Nay mai kháng chiến thành công , mang bức hoành này ra triển lãm tàn dư phong kiến đế quốc cho bọn nó xem !”
Tôi cứ ngồi mãi dưới mái đình, miên man suy nghĩ. Trời đầy sao, cánh đồng lờ mờ nổi lên mấy cái nấm, dấu vết những gò tiền, đống tiền cày san lấp nhiều lần “ kiêng” để lại. Câu chuyện của tích chỉ là niềm mơ ước. Bao giờ xã hội đồng tiến để có tiền đống, tiền dụn rủng rỉnh tiêu và cả những oan khiên, bất công chồng chất nhường này không còn nữa. Bà con nông dân chúng tôi không cần nhiều tiền. Bà còn nông dân chỉ muốn đừng bị coi như cỏ rác.
Tôi hỏi:
- Những ngày vừa qua, bà bỏ sản xuất, đi hầu kiện suốt ?
- Đi thì chớ, về nhà tôi lại làm như điên. Có buổi tôi ra đồng đập đất từ 3 giờ sáng; 6 giờ gửi vồ cho cháu cầm về, ra đường 39 vẫy xe đi chuyến đầu tiên lên tỉnh. Lúa của tôi tốt nhất làng. Vườn hẹp nhưng đủ cả rau muống, rau ngót, mùng tơi.. bà cháu tôi còn nuôi năm con vịt đẻ. Mỗi lần đi huyện, đi tỉnh, tôi xúc dăm bò gạo bỏ vài quả trứng vào túi. Thế là đủ “chất”trong túi thêm lạng chè, bao thuốc bác Sâm lo. 
Bà Khang lên tỉnh. Ở bến ô tô, một bác xích lô mách bà: cứ đi thẳng qua ngã tư, rẽ trái là tới.
Mấy bác ở văn phòng ủy ban rất nhã, đưa tôi ra bể nước rửa mặt, pha chè, hỏi chuyện, nhận đơn niềm nở. Văn phòng ủy ban giới thiệu tôi sang viện kiểm sát. Sở công an, ủy ban thanh tra…Tôi từ chối vì anh Sâm cũng đã có đơn gửi tất cả những nơi này mà chẳng ăn thua gì. Sau nhiều cơ quan tế độ dân mà dân vẫn khổ? Họ ngồi chơi tán chuyện dông dài nhưng có việc thì đùn đẩy cho nhau, đơn chạy vòng quanh. Không ít người lên mặt hoạnh họe và kêu đủ mọi khó khăn để chúng tôi phải biết ơn họ,vi thiềng trả ơn họ.
Cuối cùng, tỉnh buộc phải thành lập đoàn kiểm tra do bà Huệ
Trưởng ban nội chính làm trưởng đoàn.Bà Huệ mời tôi lên hỏi:
- Bà đã đồng ý nhường đất cho xã xây dựng xưởng cơ khí,chữ ký của bà đây,sao bà còn đi kiện ông Chẩu?
- Thưa bà,người ta đã nói dối như vậy để cướp đất làm nhà cho con gái họ.
À,vâng,tôi nhớ ra rồi.Ông Chẩu có trình bày sự việc khó khăn nên phải thay đổi kế hoạch.Bà đã được đền bù đầy đủ rồi phải không?
- Có đền, nhưng thiếu của tôi một sào hai thước.
- Bà còn giữ đầy đủ giấy tờ, chứng nhận quyền sở hữu khu đất mình ở trước?
- Vâng, đủ.
Cuộc “ hỏi cung” tạm dừng. Tôi không được thông báo chiều thứ 6 tuần sau sẽ có cuộc họp giải quyết. Bí thư huyện ủy, trưởng ban nội chính trực tiếp chỉ đạo việc này. Tôi sẽ mang đầy đủ giấy tờ chứng lý trình bày trước đoàn kiểm tra. 
“ Tố điêu, tố láo tao trói nghiến lại cho tù mọt gông” Thằng Bần đe vậy. Tôi cười: “ Tay tôi đây, các ông muốn trói lúc nào cũng được. Nhưng đáng trói chín vòng, ông trói bảy vòng thôi” .
Cả làng Tiền Đống hồi hộp theo dõi, chờ đợi kết luận của đoàn kiểm ra.
Giấy triệu tập họp 12 giờ. Trời ngả về chiều mới thấy bà trưởng ban nội chính đi ô tô về, ngồi vào bàn, phán luôn một chập toàn những lời sáo rỗng: Chúng ta phải thông cảm, đoàn kết, thương yêu, có lý có tình…
Tôi trình bày:
- Giấy tờ của tôi giữ hồi cải cách ruộng đất còn đủ cả đây. Vì lợi ích chung, tôi tự nguyện dọn đi. Nay không làm được nhà máy cơ khí thì trả tôi nguyên canh. Tôi không tham nhà mới, vườn ruộng.
Người ta tuyên bố hết giờ, tạm nghỉ
Tôi về gần đến cổng thì một bóng đen từ bụi cây nhảy ra phang một gậy trúng vai. Một thằng khác ôm tôi, lần thắt lưng. Tôi kêu: “ Làng nước ơi, chúng nó đánh tôi, có ai ra cứu tôi với!”
Cả chị Ký, bác Sâm, bà Bưởng đang ngồi trong nhà suốt ruột chờ tin tức cuộc họp, cầm đè chạy ra. Hai thằng lưu manh chạy thục mạng. Tôi ghé tai chị Ký:
- Nó cướp tài liệu. Nhưng tôi đã dúi vào đống rơm nhà cái Nghiên rồi. Chị ra lấy về ngay.
Chị Ký khóc:
- Để cháu đi xin mật gấu bóp cho bà đã. Phải đưa bà lên trạm xá, lấy giấy chứng thương. 
Sáng hôm sau vừa ăn hết bát cháo thì tôi thấy bà Huệ vào nhà. Sau mấy lời vồn vã hỏi thăm chuyện tôi bị đánh đêm qua, hứa sẽ báo công an huyện xuống làm biên bản, bà Huệ ghé tai tôi , nói nhỏ:
- Chị ngồi, tôi gọi thằng Chẩu đến cho nó lạy chị hai lại nhé?
Tôi ngơ ngác:
- Thế là thế nào? 
- Thì nó sai rồi, chúng tôi sẽ kỷ luật nội bộ, nhưng chị cũng phải thông cảm cho nó. Nó xin chị, thế là đủ rồi.
Tôi trả lời:
- Tôi chỉ cần một điều: Trước đông đủ bà con dân làng, anh Chẩu xin lỗi tất cả mọi người một câu là xong hết mọi chuyện.
Bà Huệ ra, thằng Chẩu vào:
- Xã quyết định bù thêm cho chị một sào đất và cấp hai vạn viên gạch, năm nghìn viên ngói để chị làm nhà. Riêng em, xin gửi chị năm ngàn. Em biết vừa qua chị đi lại tàu xe tốn kém nhiều.
Tôi nói thật to, cốt để cả xóm cùng nghe tiếng:
- Sao ông đi lễ nhiều nơi thế hả ông Chẩu ơi! Lễ ông huyện, lễ bà tỉnh, giờ lại lễ cả tôi là người đi viên ông nữa. Gạch này, tiền này cóa phải của ông kiếm được ra đâu! 
Thằng Chẩu nhảy qua chuồng lợn, chuồn mất. Cứ thẳng thắn công khai, là đứa nào cũng sợ. Chúng nó sợ như cú sợ ban ngày.
Việc Chẩu phải đến van lạy bà Khang gây một chuyển biến lớn trong làng Tiền Đống. Nhiều người trước đây không tin và không dám đấu tranh nay đều đứng lên mạnh dạn tố cáo bọn cường hào mới. Mà những người này, khi giác ngộ, thì chứng cứ họ đưa ra làm mọi người bàng hoàng, sửng sốt. Anh đội trưởng bảo vệ kể rõ mình đà theo lệnh Chẩu, Bần, đi bắt người, tra tấn người, đã được phân công dò xét, ngăn cản đoàn kiểm tra làm việc thế nào. Bác kế toán cung cấp một loạt số liệu thật, số liệu ma. Hợp tác xã thu mua lông vũ xuất khẩu Tiền Đống thực chất là một ổ buôn lậu. Chẩu sống đàng hoàng trong nhà cao cửa rộng với mẹ, vợ và có tám đứa con nhưng khai mẹ chết, vợ chết phải sống cô độc cô quả để được nhập hộ khẩu Hà Nội với một đứ con gái làm ở công ty thực phẩm.
Ấy thế mà người ta vẫn để cho cái thằng bất nghĩa, bất nhân ấy trùm nên tổ chức. Bởi vì các ông huyện, bà tỉnh trước đây trót đề cao, thổi phồng mô hình hợp tác xã nông- công- thương tín Tiền Đống và nay đâm lao phải theo lao, buộc lòng bao che, bưng bít sự thật. Trù dập những người dân trung thực, lương thiện.
Bà Khang lúc này trở thành người cầm đầu cuộc đấu tranh. Dân làng Tiền Đống viết một lá đơn chung rồi tổ chức thành đoàn, đoàn đại biểu nông dân xã viên, đoàn đại biểu cán bộ hưu trí, đoàn đại biểu các đảng viên trung kiên nhất của Tiền Đống lên thủ đô Hà Nội, đến văn phòng trung ương đảng, văn phòng quốc hội, ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam. Đoàn nào cũng có bà Khang trực tiếp tham gia dẫn đường.
Bà Khang hỏi tôi:
- Anh ở Hà Nội có biết nhà đồng chí Đỗ không?
Tôi cười:
- Làm sao mà biết được ạ?
- Chúng tôi còn thuộc cả biển số xe ô tô của đồng chí ấy nữa cơ!
Rồi bà kể tiếp:
- Trong đoàn đại biểu dân làng Tiền Đống có ba anh công nhân lái máy kéo, ba anh này tố cáo giám đôc xí nghiệp mình “ liên doanh” với Chẩu ra Quảng Ninh mua hai nghìn tấn than nói là để nung gạch cho hợp tác xã, vụ này cả hai kiếm bẫm. Việc lộ, cả ba anh bị đuổi không cần hội đồng kỷ luật xét xử, trong đó có anh Phi người cùng làng lại có họ xa, gọi tôi bằng bà trẻ. Anh ta lại tâm sự : “ Cháu cạy cục xin đi thoát ly để khỏi bị bọn hào lý đè đầu cưỡi cổ đè đầu”. Thế mà có thoát đâu. Chúng nó từ làng quê vươn tay thoch vào tận nhà máy bóp nghẹt mình”.
- Đồng chí Đỗ ở phố…- Bà Khang lại tiếp tục kể- Hôm ấy , chiếc xe Vonga đen vừa xuất hiện ở đầu phoosthif chúng tôi tràn ra lòng đường. Anh Phi trình lá đơn. Đồng chí Đỗ vẫy tay gọi vào nhà. Vừa nghe được ba câu, đồng chí ngắt lời, gọi lái xe lại :
- Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đang về họp. Anh đưa mấy bác này lên nhà khách chính phủ, nói đồng chí ấy nhận đơn giải quyết rồi báo cáo ngay cho tôi rõ kết quả.
Anh Phi lễ phép nói:
- Báo cáo thủ trưởng, xe thủ trưởng dùng đi họp, đi tiếp khách quốc tế chúng tôi quần áo lấm láp thế này, ngồi lên e không tiện.
- Được, thế thì tôi sẽ gọi đồng chí ấy xuống đây.
Đồng chí Đỗ quay điện,mươi phút sau.Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh bước vào,tái mặt khi thấy chúng tôi ngồi trong buồng khách nhà riêng đồng chí Đỗ. Đồng chí Đỗ hỏi dồn dập:
- Anh có biết những người này là ai không? Ai? Anh trả lời xem nào! 
Mình là đầy tớ dân,phục vụ dân hay là quan cách mạng?
Gần đây lại một lần nữa chúng tôi “ vượt rào” gặp đồng chí Đỗ. Đồng chí đang đi bách bộ trên lối đi trong vườn hoa Phủ Chủ Tịch. Tôi nói với mấy anh bộ đội gác cổng :
- Chồng mẹ hi sinh trên đội A1 Điện Biên Phủ.Con trai mẹ đang chiến đấu tại Lào. Cho mẹ vào quỳ dưới đất, đội lá đơn này lên các đồng chí lãnh đạo nhà nước…
Tôi suốt ruột hỏi
- Kết quả thế nào, bà ?
- Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về hưu. Ông chủ tịch mới lên thay xem xét công việc lại từ đầu. Tôi lại được nghe lại những lời chung chung của ông bí thư Bình hôm trước : vụ này phức tạp, khê đọng lâu, liên quan đến nhiều việc, nhiều ngươi…Việc làm ngay mà họ cứ làm ngơ , nươc chảy qua cầu thế đấy! 
- Bây giờ bà định thế nào?
Nét mặt bà Khang cứng cỏi :
- Có người bảo tôi : Gái góa lo việc triều đình! Tôi không nản. Chồng tôi xương tan thịt nát, con tôi xa vợ xa quê, tôi dỡ nhà nhường đất không kể hơn thiệt đều vì đất nước này chế độ này. Cho nên, không thể để chúng nó phá hoại. Không, tôi sẽ đi kiện tiếp. Bác Hồ không còn nữa nhưng còn di chúc bác để lại. Còn nghị quyết đại hội VI với ba chữ vàng “ Dân là gốc”.
Tôi nhìn bà Khang cảm phục, nghẹn ngào. Bà bị mất mát rất nhiều, nhưng vẫn giữ được cái quý nhất là niềm tin. Ở thời điểm này, niềm tin đồng nghĩa với chiến thắng.
Một tiền đống, hai đống tiền
Bao giờ đồng tiến…
Không riêng một làng, một nhà máy, mà cả nước phải đồng tiến, đấu tranh, đổi mới, bắt tay vào những việc cần làm ngay nhiều như núi. Cho đến lúc của cải dồi dào và cả những thứ quý hơn nhiều, hàng đống tiền của không thể so sánh nổi, cũng dạt dào đầy ắp.
Lúc ấy, cái lúc vô cùng hạnh phúc, có người có quyền và quyền con người được tôn trọng hết mức, trên đất Tiền Đống này dựng bức tượng người đàn bà anh hùng. Tượng người đàn bà quỳ, hai tay ngang đầu nâng một lá đơn. Chân tượng đài có một hàng chữ.. Người đàn bà đi kiện.

 

 


 7-12-1987 QT Web 559.vn ST

 

PHÙNG GIA LỘC

 

                                                       CÁI ĐÊM HÔM ẤY ….ĐÊM GÌ

                                                                                                                    Ký
                                                                                                       

Cuối năm 1983 tôi được ở nhà chờ quyết định về nghỉ chế độ. Chiều chủ nhật, thằng Học con tôi rủ rỉ nói : 
- Con bắt được bác Quang ăn bánh cuốn ở hàng anh Minh. Bác đi thồ sắn ở chợ Phúc Địa về. Bác cho mấy bó, nhưng con không lấy. Bác dặn con về đừng nói với bố mẹ là đã gặp bác. Nói, hôm sau sang bác đánh chết.
- Hừ ! Lại thế nữa…
Tôi buột miệng bảo với con thế, rồi thừ ra. Bạn bè anh em cùng một phòng với nhau mà đi qua ngõ không vào. Có điều gì nhỉ ?
Sáng thứ hai tôi sang cơ quan ứng mấy cân gạo và định bụng sẽ gặp, trút sấm sét lên đầu anh ấy. Nghe tôi trách, Lê Trung Quang , trưởng phòng tổ chức Ủy ban huyện Thọ Xuân, cười hà hà làm lành thật đôn hậu, dễ yêu :
- Gía có một mình thì tôi vào. Đằng này những bốn binh, khao đươc, anh cũng liệt. Vả lại bốn cái xe nặng è, sợ tối. 
Là trưởng phòng tổ chức ủy ban huyện, anh cũng để gia đình vợ con đói thiếu. Ra anh còn kém cỏi hơn cả tôi, một kẻ chân chim trần trụi. một tay sắp trở thành “phó thường dân”. “ Nhà mình cũng bí. Nộp sản đi rồi, lúa đã cạn. Khó mà ăn thấu tết được”. Quang lắc đầu bảo thế.
Anh gạn tôi :
- Ông ở đây đêm nay với tôi cho vui. Tôi buồn quá. Tôi chỉ vào mấy cân gạo đã gói buộc sau xe, bảo anh Quang : 
- Phải mang “ hàng chiến lược ” này về chứ.
Nếu nghe lời Lê Trung Quang nằm lại với anh một đêm, thì tôi đã không thể nào hình dung nổi ở Phú Yên xã tôi Cái đêm hôm ấy đêm gì…

Có cái “ các ” quá giang của Lê Trung Quang cho mượn, tôi không phải mất ba đồng tiền đò. Qua sông Chu gió vù vù bên tai, tôi phải kéo vành mũ len trùm thấp cho đỡ run. Tôi về đến nhà, trời đã sầm tối, con mực xông ra í a í ẳng vờn chân lên hông. Vợ tôi bế thằng Văn ngủ khì trong lòng, ngồi bên bếp than vỏ cao su um khói. Bên cạnh, thằng cu Thức bốn tuổi đang liến láu. Còn Học - thằng con nhớn, đang học bài ở nhà trên.
Thấy tôi về, thằng Thức reo lên :
- A bố ! Bố về là bố về ! Có chi không bố ? 
- Có cái rét cóng đây này ! 
Tôi nói, rồi dắt xe vào nhà, mở túi gạo, xách xuống bếp khoe : 
- Ứng được năm cân gạo.
Bà cụ thân sinh ra tôi mệt đã lâu, thấy tôi về, cũng gượng chống gậy xuống bếp sưởi. Cụ bảo :
- Mẹ Học đi nấu cơm cho bố Va ăn ! 
Tôi hỏi :
- Nhà ăn rồi hả mẹ ?
Cái thằng Thức đến là hở miệng, cấm có giấu nó được tí gì. Nó nói :
- Chỉ nấu cơm cho bà với em thôi ! Mẹ với anh Học, với con ăn cháo
rau má rồi. Bữa nay mẹ luộc rõ nhiều rau cải.
Tôi thấy cay sè trong mắt.
- Thế thì nấu thêm vào. Hết thì tao đi bới đất, nhặt cỏ, van ông vái bà. Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ sống thì sống thế nào ?
Vợ tôi định cãi câu gì đó, nhưng lại thôi, vội trao thằng Văn cho bà rồi lại mở túi gạo đi vo. Bà cụ nói :
- Rau cải ế nhăn ! Đói, chả mấy người mua. Hôm nay mẹ Va không đong được gạo. May lấy được đấy không thì mai gác con lên…
Ngoài cửa gió ào ào, tiếng chó sủa ông oẳng ở đầu ngõ. Có ai hỏi mua rau cải nhà tôi. Cô Hoa vợ chú Được. Hoa cũng người họ Phùng, gọi tôi bằng bác. Chồng cô ấy làm đội trưởng đội sản xuất cũ, nay vừa được rút lên làm trưởng ban định mức, rồi phó chủ nhiệm. Cô vào bếp vừa nói , vừa run : 
- Sao năm nay rét sớm thế này ? Bác bán cho cháu mấy bó rau cải xào.
Vợ tôi bắc nồi cơm lên bếp. Mấy bà cháu phải dồn chổ cho hai người đàn bà tê cóng này ngồi cạnh bếp hơ tay, ngó chẳng khác những viên đạn bị nén trong cái băng lò xo tròn. Tuy gần bằng tuổi vợ tôi, nhưng là hàng cháu họ, nên Hoa vẫn bác bác, cháu cháu ngon ợt.
- Bác có ngan, gà gì để cho cháu vài cân. Gía mấy cũng được, cháu không quản.
- Còn có vài ba con, phải để hôm sau bà….
Tôi lừ mắt chặn lại câu nói hớ, khiến vợ tôi im bặt. Chả là vì mẹ đẻ ra tôi yếu lắm rồi. Cụ đã bảy mươi lăm tuổi, lại phù nề mặt mũi vàng ủng, như quả thị rụng. Ai cũng bảo khó qua cái cầu mùa đông này. Vì vậy gia đình tôi đã lo chuẩn bị ngầm, phòng khi cụ về cõi, cái gì vợ tôi cũng bảo dành để hôm sau bà…thành quen miệng. Cau cũng phơi kỹ bỏ be để hôm sau, thậm chí bọt bẹt được đồng rau nào cũng dồn mua ván đóng sẵn áo quan để hôm sau… Âý nhưng nói đến cái chết, cụ lại giận và làm nau : “ Bay trông cho tao chết à ? Tao phải sống để nhìn con cháu được đến lúc sung sướng chứ. Khổ mãi rồi ”.
Tôi hỏi Hoa để lấp láp câu hớ vừa rồi cho bà cụ khỏi giận :
- Mua đồ nhậu làm gì tối thế này ?
- À … mua cho mấy thằng về đội ta thu sản, khuya các hắn đớp. Đội và quản trị thuê khoán cháu nấu.
- Vì có chồng ở ban quản trị, cô ấy cũng là loại biết nhiều chuyện “ bí mật nôi bộ ”. Hoa thì thò cho vợ tôi biết đêm nay là đêm “đồng khởi” thu sản, tổng vét cả xã. Họ sẽ đổi chéo, công an và dân quân đôi này về đội kia, vét bằng hết. Vì đội 12 này là nặng gánh nhất, nên họ sẽ điều về đây những tay cứng cựa. Hoa khuyên :
- Bác có thiếu sản thì liệu mà xoay đi.
- Thế thì tao đét bán rau cho mi nữa ! 
Vợ tôi toan từ chối, nhưng Hoa nài mãi và có tôi nói vào nên chị chàng mới chịu nghe. Hoa cầm đèn ra vườn soi cho vợ tôi hái. Cô ấy cầm rau, rồi còn đi các nhà bên cạnh hỏi mua gà. Cơm cạn, tôi vần cạnh bếp. Vì không phải ghế độn khoai độn sắn gì nên chín rất mau. Thấy chỉ nấu mình cơm tôi, lòng tôi lại muốn nổi gai. Vợ tôi bế thằng út vào lót cho nó ngủ trong buồng, rồi lấy cho tôi cái bát, đôi dũa. Cuộc chào mời đùn đẩy, nhường nhịn nhau rõ bực. Tôi lùa hai bát với nước dưa chua, rồi bỏ đấy. Bà cụ nài, rồi tôi dỗ Thằng Thức cũng lắc đầu không dám ăn chỗ cơm còn lại. Hắn sợ mẹ. Nhà này, mẹ chúng nó là quyền uy tối thượng. Biết vậy nhưng tôi cũng sắp trở thành kẻ sống nhờ…
Ngồi ở bếp, tôi hỏi vợ :
- Nhà mình còn thiếu của hợp tác xã bao nhiêu thóc nữa em ?
Cô ấy không trả lời tôi mà nói rất vô lễ :
- Có biết thế này, đái tòe tòe vào, chứ tội gì lôi về. Cha đời ! Bữa trước thì tuyên bố vớt được mấy ăn mấy, người ta mới hụp lặn xuống nước lụt mà khở (gỡ) từng bông lúa. Nay lại giở trò giảm tỉ lệ ! 
Tôi vỗ về :
- Thôi ! Lụt thì lút cả làng, em ạ. Em nói xem, so với tổng phải nộp, nhà ta thiếu bao nhiêu ?
- Một tạ mười hai cân. Em đã trình bày với anh Nhàn đội trưởng rồi. Thực tế mò được hạt nào đã ăn hết hạt ấy. Mấy lâu nay bán được đồng rau nào mua ăn, không bán được thì nhịn. Đã nói khất rồi. Không cho khất, thì nhà đấy, có dỡ được, đến mà dỡ.
- Phải mềm mỏng, em ạ ! Khéo bán khéo mua, thua người khéo nói. Gia đình mình, con cái mình còn ăn đời ở kiếp nơi đây.
Vợ tôi rền rĩ như sắp khóc :
- Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột, cho vào nồi cháo, ăn chết cả nhà cho sướng cả đời…
Ngồi sưởi ở bếp rất lâu, vỏ cao su cháy tàn, đã vạc hai ba đống than, mà chẳng ai muốn nói với ai câu nào nữa. Bà cụ ngồi lâu, mỏi và chán chuyện, bỏ đi nằm. Thằng Học làm toán xong, lấy cho bà nồi than, rồi cũng rúc xuống bếp. Hắn đi bốc rơm lót ổ ngay cạnh bếp, lấy ván chắn rồi trải chiếu, ôm chăn ra nằm.
- Ngủ đây mà ấm, bố ạ ! 
Trong giường, thằng út Văn khóc í óe. Hắn lại đái lạnh đít rồi. Mẹ nó vào, quả không sai. Nó được ôm ra bếp sưởi, nằm gọn trong lòng mẹ. Gần một tuổi mà nó còn bắt nhá cơm bón và bú thì hơn con bê non. Lại nhai tòm tọp thế đó ! Tôi đừa với con để nó cười sằng sặc cho dịu cơn lo buồn.
Gần mười hai giờ khuya, cả nhà đi nằm. Tôi ngủ với hai thằng oắt trong ổ rơm dưới bếp.
Có điều gì đó bồn chồn và nơm nớp…
Bổng tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi.Kẻng khắp xã : từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của Tỉnh ủy về công tác lương thực. Hoàng Văn Nhân, đội trưởng đội 12, đọc trên loa danh sách những nhà thiếu thóc chưa giao nộp cho hợp tác xã. Đèn đóm soi rừng rực ở các ngã đường. Chó sủa ơi là chó sủa. Cũng cái loa phóng thanh ấy, có tiếng ông chủ tịch xã gọi các cán bộ về đội 12 hội ý. Ông trưởng công an xã Nguyễn Đình Định gào rát cổ trên loa, giọng giật giội gọi lực lượng dân quân, công an tăng cường về chi viện cho đội 12, tạo đà cho đội hoàn thành chỉ tiêu huy động. Tôi rùng mình nghĩ đội tôi là đội trọng điểm, nên cán bộ xã, hợp tác xã, vón cục cả về đây. Họ sẽ gõ cho ra chục tấn thóc còn tồn sổ.
Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹc như bị chọc tiết ở các nhà gần quanh, làm thằng út Văn khóc thét lên, ôm riết lấy mẹ . Thằng Thức cũng im thin thít, nằm co trong lòng tôi, không dám cựa. Bên nhà ông Aí, láng giềng cách vườn nhà tôi một hàng rào, công an và dân quân đang lùng sục. Tiếng ông bà Aí kêu xin và tiếng quát lác, tôi nghe rõ mồn một.
- Cứ bắt lấy cái xe đạp ! Phích, xô, bắt ráo !
Ở cổng nhà tôi đã có bước chân rình rịch, con chó mực đang có chửa bị quất, kêu rít ư ử.
Cạch cạch cạch.
- Mở cửa ! 
Cạch, cạch ,cạch.
- Chị cò Lộc, mở cửa ra !
Thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, nghe em khóc cũng òa khóc toáng lên. Thằng Học mười hai tuổi đã học lớp tám rồi, mà cũng níu lưng tôi run bắn. Nghe tiếng quát lần thứ hai, từ nhà bếp, tôi chạy lên. Một luồng đèn pin soi giữa mặt làm tôi lóa mắt, phải lấy tay che.
- Có chuyên gì đấy, các bạn trẻ ơi ?
- Thu thóc, thu thóc chứ còn gì, ông đừng hỏi vờ. Vợ tôi đã mở toang cửa, tay ôm thằng bé ngất lịm. Một anh, hai anh….bốn anh bạn trẻ ùa vào nhà. Anh đi đầu cao to, cắt tóc tăng gô , mặc áo bông thùng thình, soi đèn pin rồi đánh diêm châm cái đèn hoa kỳ ở bàn thờ. Có lẽ Tâm “hộ pháp ” là người này. Phải, tôi đã thấy anh ta đứng chân hộ vệ giữa, trong một cuộc bóng đá với xã khác. Tay anh cầm cái choòng sắt cỡ ngón tay cái. Vợ tôi mời họ ngồi ghế. Bà cụ đang ốm ở giữa giường bên cũng cố ngốc dậy, run rẩy chào.
- Theo danh sách đội báo, chị còn thiếu hơn tạ thóc. Yêu cầu đem nộp ngay !
Bà cụ tôi đáp thay con dâu :
- Các bác các anh ơi ! Có còn cái gì mà nộp. Các anh các bác không thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à ? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à ?
- Chúng tôi không hỏi mụ, nghe chưa ?
Cả bốn người đều soi đèn pin khắp nhà trong, nhà ngoài, dưới bếp, bên trái. Hai người tuông soi cả vườn rau. Vợ tôi mếu máo :
- Làm gì có lúa để ngoài ấy. Các anh xéo nát cả rau.
Tôi chạy ra trụ sở đội, định tìm cán bộ trình bày. Chủ tịch Phê, bạn dạy học với tôi ngày trước, đi bộ đội về giải nghệ, vào cấp ủy, đang đứng đấy. Thấy thế, tôi mừng quýnh. Lại thấy cả Phùng Gia Miện anh họ tôi, làm bí thư đảng ủy, cũng có mặt, tôi càng yên trí. Nhưng thấy tôi, họ quay đi lảng tránh.
Anh Miện bảo nhỏ tôi :
- Chú về động viên gia đình thanh toán bằng đủ, nhà mình là cán bộ, không có thóc thì nộp bằng tiền. Lãnh đạo đã nhất trí cho nộp cả bằng tiền rồi đó.
Tôi đang định nói ‘ Đã không có thóc thì làm cóc gì có tiền ”, nhưng anh họ tôi đã diu dọng :
- Ở đội trên, hắn bắt cả anh Thiện, anh ruột tôi, mà tôi cũng phải điếc đi…. “ Mất mùa màng, lợi ích thứ ba của người lao động phải hi sinh cho lợi ích của nhà nước ”. Đồng chí bí thư Tỉnh ủy đã chỉ thị thế, chú biết rồi đấy.
Lúc ấy ở trụ sở, công an, dân quân đã khuân về nào xe đạp, bàn ghế, tủ, chum vại, thùng tôn, lơn gà v.v.. để ngổn ngang ra tận ngõ. Tên chủ nhà thiếu thóc đề chữ bằng phấn trắng vào các đồ vật ; Ông Aí, ông Do Khả, ông Hưng, ông Hồng, bà Khính ( mẹ đẻ cô Hoa, mẹ vợ chú Được phó chủ nhiệm) v.v… Mấy con bò bị bắt về cột gần đó, sợ đèn, sợ đông ngươi, cứ lồng lên, chực bứt mũi. Chúng xoay vòng quanh, ngửa mặt kêu “ hấp bồ ’’, “hấp bồ ’’…
Tôi loạng choạng đi về nhà, thấy người ta đang soi đèn tìm rất kỹ. Tôi nói :
- Các người anh em soi tìm gì cho mất công. Nhà tôi xin khất đến mai, tìm cái bán chác, nộp tiền bằng đủ.
Anh đầu tốp nháy nháy mắt ra hiệu.
- Đêm nay là đêm nay ! Mai chúng tôi mất thưởng ai chiu cho ?
- Bắt cái xe đạp ni , bay !
Hai ba anh chạy lại, tôi từ tốn ngăn họ :
- Các đàn anh ơi ! Tôi không làm ruộng sản mà. Đây là xe đạp Nhà nước cấp cho tôi để tôi đi công tác. Các vị bắt cái này là không được đâu.
- Nếu chúng tôi cứ bắt thì sao nào ?
Tôi loáng nghĩ được một mẹo. Rút cái “ thẻ hội viên Hội Văn nghệ tỉnh” ra, tôi nói :
- Tôi phản đối ! Tôi là “ nhà báo” , tôi sẽ kiên lên tận ông Đồng !
Nước cờ của tôi không ngờ lại có hiệu quả. Họ im lặng. Hẳn họ đã biết tên tôi dưới những bài đăng nào chăng.
Chợt vị “ hộ pháp ” nhìn chằm chằm vào cổ quan tài để dưới gầm bàn thờ, rồi đi lại, vừa gõ vừa hỏi :
- Cái gì trong nay, chị Lộc ?
Im lặng…
- Cái gì trong này, chị nói mau ?
Vợ tôi ấp úng. Tôi thì muốn tắc thở.
- Có cái gì đâu…
Mấy vị hăm hở lại, đạp lật nghiêng một cái. Nắp ván thiên bung ra, lúa chảy rào rào. Cả toán reo lên như một hiệp đào vàng trúng vỉa :
- A ! Lúa ! A lúa, lúa ! Anh em ơi . Ghê thật ! Thế mà giả ngèo giả khổ
Mẹ tôi chống gậy lại vái dài :
- Van các anh ! Cắn rơm cắn cỏ tôi lạy các anh ! 
Lúa của tôi. Đó là tạ lúa hai đứa con gái hắn mua, góp lại cho, để hôm sau tôi chết, bà con thương ná, chạy đến ăn lưng cơm sốt.
Thực ra là trong đó của hai bà chi mỗi người mười cân thôi. Ba mươi chín cân tiêu chuẩn hai tháng vừa qua tôi lấy vè, còn lại là hơn bốn mươi cân vợ tôi đong để dành “ hôm sau ” cho bà.
Bà cụ nói như rên rầm :
- Đã bảo xay phứa đi cho con nó ăn không nghe. Cứ bóp mồm bóp miệng, để dành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là ! 
Một tay râu tóc lồm xồm hỏi :
- Chị có gánh đi hay không thì bảo ?
Một tay khác, tôi hơi quen mặt, đến trước vợ tôi lạy lia lịa :
- Thôi em xin bà chị. Em đi làm ở đây thế này, nhưng lại có bọn khác đến chỗ em làm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không gánh, để cánh này bê cả hòm ra, chị phải chịu hai chục công là ít, chưa nói phạt tiền.
Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi hòm lúa. Bất đồ hai thằng Học và
Thức từ bếp tuôn lên, mò lấy tay chân chư vị, van rối rít :
- Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà !
- Buông ra đi! Ô hay, đồ con nít !
Bà cụ loang choạng đi lại, giơ gậy cản :
- Các ông không thương trẻ, thì các ông thương lấy chút thân già, để lấy phúc đức cho con cháu.
Vì họ đã vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng quèo như chiếc ghế đổ.
- Ôi Đảng ôi là Đảng ôi ! Ôi chính phủ ôi …Trông xuống mà coi…
Tôi xốc mẹ lên giường, bịt mồm cụ lại :
- Mẹ ! Mẹ không được là như thế ! Đây không phải Đảng ! Đảng ta không làm thế. Đảng không có chủ trương thế này ! Tôi nói vậy bà ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để kìm giữ cái gì chực tung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng ra bì. Dặn thằng Học trông em, ngó bà, tôi cùng vợ hì hụi gánh thóc ra trụ sở nộp…
Đoạn cuối này tôi dành cho anh Quang.
Lê Trung Quang ơi ! Anh có thể dấu cái bi kịch của gia đình anh, nhưng tôi không còn có thể che nỗi đau của nhân dân bất hạnh. Dù sự tiết lộ này có làm mất cái chức huyện ủy viên của anh, thì tôi cũng thấy cứ phải nói ra. Chuyên thật của nhà anh vừa đây : lúa vay ăn còn nợ bảy tạ, con Lâm, thằng Sơn phải đi mò hến từng bữa, chị ấy nấu bánh đúc đi các làng đổi lúa. Anh mà nói ra, người ta cho là anh bêu riếu. Việc thật ở nhà tôi đêm 26 tháng 11 năm 1983, người ngoài cuộc hẳn cho là mình bịa. Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi mình : “ Cái đêm hôm ấy…đêm gì?”

 

                                                                               Cuối năm 1987


Nguyenhoang – Quản trị Web dulichhaiduong.vn và 559.vn ST – mua tại nhà 180 Bà Triệu, Hà Nội, ngày 21-7-2015 ;

 

Kính tặng :

 
Các ccb Trung đoàn 29 bộ binh, quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào (1971 – 1974), giúp Cam Pu Chia (1979 – 1989) – 22h 21’ 23/7/2015 ;

 
 

 

 

 

Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 32
  • Khách viếng thăm: 31
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 6563
  • Tháng hiện tại: 114416
  • Tổng lượt truy cập: 57419794