Làng Mộ Trạch (xã Tân Hồnng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) một làng quê có nhiều Tiến sỹ nhất trong lích sử Việt Nam : 36 người. Làng nằm cách thành phố Hải Dương 20km về phía Tây Nam. Một làng quê nghèo trước đây và giàu có hôm nay, thời nào cũng hiếu học. Làng đã góp nhiều nhân tài trong các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ đất nước : Quân sự, chính trị, ngoài giao, văn hoá xã hội ... Chúng ta thật tự hào có một làng quê như thế
- Kính tặng quý khách trùm ảnh : Đường vào Làng Tiến sỹ( Làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), làng có 36 Tiến sỹ ... và thảm lúa đầu làng- ảnh chụp đầu tháng 6-2008.
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ LÀNG TIÊN SĨ MỘ TRẠCH
Theo Ngọc Phả, Thần phả do Đông Các đại Học sĩ Nguyễn Bính biên soạn : Nước ta thuộc nhà Đường đô hộ từ năm 603 đến 907, có một người ở phủ Long Khê, huyện Thường Châu,, tỉnh Phúc Kiến nước Trung Quốc tên gọi là Vũ Công Huy chính thất là Lưu Thị Phương tuổi ngoại 60 chưa có con trai, người thường than rằng : "vàng núi, thóc bể khinh như cỏ rác, con hiền cháu thảo trọng hơn châu ngọc". Ông tinh thông phong thuỷ, tài giói về khoa thiên văn địa lý. Khi về trí sĩ ông sang An Nam du ngoạn, đến trang Mạn Nhuê huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, chấn Hải Dương thấy thế đất tốt, Bách Nhạn Hồi Sào bèn về Phúc Kiến (Trung Quốc) mang hài cốt của phụ thân táng vào gò đất, gò đất ấy gọi là sứ Đống Dờm.
Thuở ấy trong Mạn Nhuế có một cô thôn nữ tên là Nguyễn Thị Đức, tính hạnh đoan trang, ngôn dung uyên nhã, ông tìm người nhờ mối lái kết duyên rồi làm nhà ở quê ngoại, ít lâu sau bà Đức có thai hai người đưa nhau về Trung Quốc. /)/gày mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thân 804 sinh hạ thần nhi đặt tên Vũ Hồn. Trí giới tuấn tú, khí vẻ hiên ngang, mày như Vua Nghiêu, mắt trông như Vua Thuấn, vai như Vua Thang, lưng như Vua Vũ. Thật là khác thường, lên 7 tuổi học đâu nhớ đấy, đọc một lược thuộc ngay, 12 tuổi học vấn càng tài giỏi, văn chương uyên thâm, võ nghệ tinh thông, Vua Đường phải tấm tắc khen tài giỏi sánh với Lý Bạch - Đỗ Phủ đời nhà Đường.
Khoa Canh Tý - 820 năm ông 16 tuổi tham dự thi Đình ông đỗ bảng Vàng lại giỏi về thiên văn, thông tưởng địa lý đời Vua Đường Nguyên Hoà thứ 13 cho là Thiên tài bậc nhất thiên hạ sắc phong chức Lễ Bộ Tả Thị Lang, rồi ban mũ áo vinh quy bái tổ. Sau hai năm phong Đô Đài Ngự sử, năm Ất Tỵ - Bảo Lịch thứ nhất Vua Đường Kính Tôn - năm 825 phong Thứ sử Giao Châu. Niên hiệu Xương thứ 10 Đường Vũ Tôn - 841 thăng chức An Nam Đô Hộ Sứ còn gọi là Kinh Lược Sứ.
Trong thời gian làm quan ở phủ An Nam sau khi đi kinh lý ở nhiều nơi đã có lần về trấn Hải Dương đến bái yết mộ phần của ông nội ở Nam Sách, khi đến trang Lạp Trạch (tên cũ của làng Nhuận Trạch ngày nay). Nhìn về phía tây của trang Lạp Trạch có một khu đất phong thuỷ Thanh Tú, Long Hổ hoàn bão, nội sào, ngoại sào, tả phù hữu bật, ngũ mã chầu tiên, thất tinh ứng hậu, thần đồng dáng đứng, bảng bút kê bên. Ngôi đất này sẽ phát về đường khoa bảng. Người xin tâu với Đức Vua được cắm đất ấy đặt tên là trang Khả Mộ.
Ông làm quan gần 20 năm, do có nhiều công lao to lớn với Triều Đình ông được vua Đường tuyên chiếu cho được tuỳ ý định đoạt việc riêng tư của mình thế nào vua cũng ra ơn cho.
Thời phong kiến bấy giờ đang có xu hướng dù có làm quan đến Tam công lục phẩm cũng không sướng bằng một ngày nuôi mẹ nên Vũ Hồn rước thân mẫu là Nguyễn Thị Đức từ Phúc (Trung Quốc) sang Việt Nam lập lâu đài phụng dưỡng mẹ già tại trang Khả Mộ rồi chiêu mộ trang dân, khuyên bảo mọi người làm điều lợi trừ việc hại rồi lại cho trang dân 5 lá vàng để tậu ruộng phân phát cho dân giữ gifn việc thờ cúng lâu dài.
Năm Canh Ngọ 850 thân mẫu qua đời, Người rước linh cữu an táng tại trang Kiệt Đặc, xã Văn An, huyện Chí Linh là nơi địa linh nhân kiệt có dãy núi phượng Hoàng nhìn ra sông Lục Đầu Giang sau 3 năm mãi phục.
Ngày 3 tháng chạp năm Quý Dậu - 853, Vũ Hồn không bệnh mà hoá trên giảng đường hưởng thọ 49 tuổi. Trang dân rước linh cữu lên mai táng tại phía bắc làng, khu đất mà người đã chọn từ trước. Nhưng lạ thay chỉ một đêm mối đã xông thành ngội mộ lớn.
/)/hân dân kinh hoàng vội tâu lên Quan huyện, quan thấy điều lạ cho là linh thiêng truyền cho trang dân lập đền thờ : Cụ Vũ Hồn từ đấy đã trờ thành Đức Thần Tổ - Vị Thành Hoàng làng Mộ Trạch. Vua Đường cho truy nguyên lúc bình nhật đã có công lao nên được sắc phong là Phúc Thần , lại phong đương cảnh Thành Hoàng, lâu đài cư sĩ, linh ứng, đại vương cho trang dân Khả Mộ lên kinh thành lĩnh mỹ tự về lập đền thờ dựng mộ trí gọi là Mả Thần.
Vũ Quốc Ái T/m BQLDT ( lược ghi)
Web dulichhaiduong.vn - 27-8-2009
- Cổng vào làng Mộ Trạch (ảnh dưới)
LÀNG MỘ TRẠCH "LÒ TIÊN SỸ XỨ ĐÔNG"
Làng Mộ Trạch thuộc xã Tân Hồng, ở phía nam huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Làng được hinh thành vào đầu thế kỷ thứ IX, khoảng từ năm 825, tính đến nay Mộ Trạch đã có gần một ngàn hai trăm năm lịch sử. Thời đó nước ta bị nhà Đường (Trung Quốc)xâm chiếm và đô hộ. Năm Ất Tỵ, niên hiệu Bảo Lịch thứ nhất (tức năm 825), vua Đường Kính Tôn, thăng chức Thứ sử Giao Châu cho Vũ Hồn (còn có tên là Thiều), năm Tân Dậu, niên hiệu Hội Sương thứ 10 thăng làm An Nam đô hộ sứ thay mặt nhà Đường cai quản toàn bộ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ đèo Ngang trở ra. Trong thời gian làm quan ở phủ An Nam, Vũ Hồn di kinh lý nhiều nơi. Có ngày đến bộ Dương Tuyền (tên cổ của trấn Hải Dương) vào bái yết mộ tổ ở trang Mạn Nhuế, huyện Thanh Lâm. Có lần đến trang Lạp Trạch, huyện Đường An (Lạp Trạch là tên cũ của làng Nhuận Trạch ngày nay. Lạp là nón, vì ở đấy nhân dân có truyền thống làm nghề nón). Thấy phía tây trang Lạp Trạch có khu đất đẹp, sơn thuỷ thanh tú, long hổ hoàn bão, nội sào, ngoại sào, tả phu hữu bật, năm con ngựa chầu đằng trước, bảy ngôi sao ứng đằng sau, thần đồng dáng đứng, bàng bút bay lên, thật là ngôi đất phát tổ tiến sỹ. Vũ Hồn cắm đất ấy lập ấp, đặt tên là Khả Mộ. Mãi đến triều Trần, Khả Mộ mới đổi là Mộ Trạch.
Vũ Hồn trở thành Thành Hoàng làng Mộ Trạch và là ông Thuỷ tổ dòng họ Vũ của nước ta. Từ lòng nhân hậu và trí tuệ, ông đã truyền lại cho các thế hệ con cháu và truyền thống hiếu học, trung dũng và nhân hậu.
Các thế hệ con cháu của ông và làng Mộ Trạch đều là những người học giỏi, tài cao, có công lớn với đất nước như : Vũ Nạp, ...
- Tam quan vào Miếu cổ thờ ĐứcThần Tổ Thành Hoàng làng Mộ Trạch- Di tích lịch sử Quốc gia (ảnh dưới)
Wes dulichhaiduong.vn ST giới thiệu : TRẠNG TOÁN VIỆT NAM VŨ HỮU
An Nam tứ Trạng, Mộ Trạch Kiêm chi
/)/ghiã là : Nước An Nam có bốn ông Trạng (là Trạng vật Vũ Phong, Trạng ăn Lê Nại, Trạng Cờ Vũ Huyên và Trạng toán Vũ Hữu) thì đều ở làng Mộ Trạch cả.
Câu nói đó được truyền miệng trong dân gian, ngợi ca vùng đất Mộ Trạch - nơi sản sinh ra những con người tài giỏi, nổi tiếng trong lịch sử.
Vũ Hữu quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là người đỗ tiến sĩ đầu tiên của làng Mộ Trạch dưới triều Lê Sơ, là con thứ ba của cụ Vũ Bá Khiêm, thuộc đời thứ 5 họ Vũ làng Mộ Trạch. Theo sách gia phả họ Vũ ở làng Mộ Trạch ghi lại thì Vũ Hữu sinh năm 1443 (một số tài liệu ghi Vũ Hữu sinh năm 1437).
Năm Quý Mùi (năm 1463) đời vua Lê Thánh Tông, ông đỗ Hoàng giáp khi mới 20 tuổi, ông làm quan đến chức Thượng thư Bộ hộ. Bia khoa Quý Mùi hiện còn ở Văn Miếu Quốc Tử giám Hà Nội, có tên ông.
Thuở nhỏ, ông không được đi học vì nhà nghèo, nhưng sớm có năng khiều đặc biệt về toàn. Khi ông còn bé, dân làng Mộ Trạch muốn sửa sang mới ngôi đình bị dột nát, các bô lão trong làng lúng túng chẳng biết tính toán làm sao để có thể hoàn thành ngôi đinh. Vũ Hữu chỉ cần nhìn qua ngôi đinh, lấy que vạch lên đất tính toán, một lát đã xong. Toán thợ làm y theo cách cậu vẽ, quả nhiên đúng khớp cả. Mọi người ngạc nhiên, cho Vũ Hữu là thần đồng. Từ đó họ góp tiền nuôi cậu ăn học.
Tuy là nhà nho, nhưng Vũ Hũu lại khác người. Ông đặc biệt say mê môn toán pháp. Ông ra sức vận động đưa toán học vào việc thi cử nhưng không được nhà vua chấp thuận.
Đời vua Lê Thánh Tông, ở kinh đô Thăng Long, các cưa Đoan Môn, Đại Hương, Đông Hoà của kinh thành xây từ đời Lý, bị sụt nở quá nhiều. Triều đình nghị bàn tu sửa lại. Vua sai Vũ Hữu trù tính nguyên vật Liệu và nhân công cần thiết. Ông đến từng cửa thành, đo đạc chiều cao thấp, rộng hẹp, lập phép tính mọi thứ cần thiết, đôn đốc thi công. Tu sửa xong, số nguyên vật liệu, nhân công mà ông trù tính coi như vừa đủ. Mọi người đều phục tài. Nhà vua khen tài tính toán của ông, thưởng cho 100 mẫu ruộng ở tào vệ Nam Xương, phong ông là Trạng toán.
Ông hệ thống hoá những thành tựu về hình học và số học đương thời, viết thành quyển Lập thành toán Pháp chỉ dẫn cách chia cụ thể và chính xác về cách chia ruộng đất, xây dựng nhà cửa, thành luỹ ... Đây là quyển sách toán học cổ nhất nước ta, nay không còn.
Tuy làm quan, nhưng Vũ Hữu luôn giữ mình trong sạch, thanh liêm, cứng cỏi, cuộc sống gia đình cần kiệm. Ngày ông đỗ Hoàng giáp, theo hương ước của làng Mộ Trạch quy định : Hễ ai đỗ đại khoa, dân làng góp tiền mừng con lợn, người đỗ đạt phải khao làng một con trâu. Nhà nghèo, Vũ Hữu buộc phải mua trâu để khao làng mà không có tiền để mua trâu cày cho gia đình. Bài thơ tự thuật của ông có câu :
Nhậm nhiệm chu niên quan lịch tiến
Tể ngưu thường hữu, phạp ngưu canh
Nghĩa là :
Nhận nhiệm nhiều năm quan thường tiến
Trâu khao thì có, chẳng trâu cày
Vũ Hữu làm quan qua 7 đời vua triều Lê sơ : Lê Thánh Tông (1460-1497) ; Lê Hiển Tông (1497-1504) ; Lê Duệ Tông (1504-1505) ; Lê Uy Mục (1505-1510) ; Lê Tương Dục (1510-1516) ; Lê Chiêu Tông (1516-1522) ; Lê Cung Hoàng (1522-1527).
Ngoài 70 tuổi, ông cáo quan xin về hưu, làm nhà đặt tên là Phượng Tri am. Ông được tặng phong là Thái bảo. Năm 1527, vua Lê Cung Hoàng tin nhiệm ông làm Nguyên lão đại thần, cử ông cùng với Phan Đình Tá mang cờ tiết, kim sách, mũ áo thêu rồng đen, dát đai ngọc, kiệu tía đến Cổ Trai tấn phong tước vương cho Mạc Đăng Dung.
Khi nhà Mạc thay ngôi vua nhà Lê, ông vẫn được triều đình vời làm quan. Năm Canh Dậu (năm 1530) ông mất, thọ 93 tuổi.
Vũ Hữu không chỉ là một danh sĩ mà còn là nhà toán học tài giỏi dưới triều Lê, được lưu danh sử sách./.
- Biểu tượng Tiến sỹ trong khu di tích.
- Miếu cổ (ảnh trên)
- ông Vũ Hữu Ái, cán bộ ban quản lý di tích, đọc bia giới thiệu với khách du lịch đến thăm di tích ngày 7-6-2008(ảnh dưới)
- Nhà bia, công trình mới được xây dựng trong khu di tích.
- Đình Làng Mộ Trạch (ảnh trên)
- Một khu phố dân cư của làng Mộ Trạch -Ngã tư này sẽ dẫn quý khách vào Đình làng và khu di tích (ảnh trên)
- Đường vào làng Mộ Trạch (ảnh dưới) và con mương dẫn nước chủ yếu của đồng làng, cách phố Phủ Bình tỉnh lộ 20 là 3km.
Ý kiến bạn đọc