- Về Vị Xuyên 27-7- 2015 - Nghiã trang quốc gia - nơi các anh hùng liệt sỹ kiên cường chống quân bành trướng Trung Quốc xâm lược

- Về Vị Xuyên 27-7- 2015 - Nghiã trang quốc gia - nơi các anh hùng liệt sỹ kiên cường chống quân bành trướng Trung Quốc xâm lược
Hãy về với Vị Xuyên ngày thương binh liệt sỹ 27-7 năm nay nhé !

 .... Còn nhiêu hài cốt các liệt sỹ của chúng ta đã  hơn 30 năm vẫn chưa được về với đất mẹ - vùng đất của chúng ta đã bị quân bành trướng Trung Quôc chiếm đóng. Hãy lên thắp cho đồng đội một nén hương, một điếu thuốc cho đồng đội đỡ đơn độc nơi sương giá lạnh lẽo...  Năm nay tôi được biết các ccb Sư đoàn 356 sẽ đến dự đông đủ và tổ chức quy mô lắm. Ccb Trung đoàn 29, sư đoàn (968 - 307) quân tình nguyện chúng ta đi nhé ? .

 

 

Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt

 
 
(VTC News) – Ít ai biết rằng, năm 1984, tại Vị Xuyên (Hà Giang) xảy ra cuộc xung đột cực kỳ khốc liệt.


 


Kỳ 1: Cựu chiến binh và ký ức không quên

Những ngày này, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên đông hơn thường lệ. Bà bán tạp hóa cổng nghĩa trang vừa lượm đồ cho tôi vừa bảo: “Người ở mãi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình kéo lên thăm thân đông lắm. Người qua đường cũng dừng lại mua nén hương, bao thuốc, gói kẹo vào thắp hương cho các liệt sĩ…”.

Chỉ tay vào người đàn ông dáng vẻ gầy gò, khắc khổ, đang ngồi bần thần bên nấm mồ phía bên phải nghĩa trang, anh quản trang bảo: “Năm nào cũng vậy, cứ đến lễ tết, ngày 12/7, ngày thương binh liệt sĩ 27/7, là bác kia cũng đều đến nghĩa trang, ngồi trò chuyện thật lâu ở nấm mồ đó. Tôi chưa hỏi chuyện, nhưng chắc là đồng đội của liệt sĩ”.

Tôi tiến lại gần, thấy ông đang nói chuyện thật. Tưởng như đồng đội ông đang ngồi đó, mà vô hình. Đợi ông “trò chuyện” xong với liệt sĩ, tôi mới bắt chuyện.

Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
Nghĩa trang Vị Xuyên

Người cựu chiến binh ấy là ông Lưu Thành Trì, một chiến sĩ của Trung đoàn 876, Sư đoàn 356, là sư đoàn hy sinh nhiều nhất trong cuộc chiến biên giới, mà cụ thể là trận đánh vị xuyên năm 1984. 

Hiện ông Lưu Thành Trì là cán bộ của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang. Ông bảo, hầu như các ngày lễ, kỷ niệm, ông đều về Vị Xuyên thắp hương, thăm lại đồng đội. Cũng có khi, tự dưng thấy buồn, nhớ đồng đội, cũng tìm về đây hương nhang, trò chuyện với đồng đội cho đỡ buồn.

Ngồi bên nấm mồ đồng đội, liệt sĩ Phạm Văn Đồng, ông Lưu Thành Trì nhớ lại chuyện xưa. Từng khoảnh khắc khốc liệt của cuộc chiến như cuốn phim quay chậm diễn ra trước mắt.

Ông Trì quê gốc ở Nghệ An. Chiến tranh biên giới xảy ra, theo Lệnh tổng động viên, ông nhập ngũ, lên nông trường 32 ở Nghĩa Đàn huấn luyện. Vài tháng sau thì được điều động lên Lào Cai. 

Từ 1979 đến 1984, ông cùng đồng đội chiến đấu ở Lào Cai. Những lúc bình yên thì huấn luyện ở Cam Đường. 

Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
Năm nào ông Trì cũng về Vị Xuyên thắp hương cho đồng đội

Ông Trì nhớ lại: “Hôm đó là 30/4/1984, tôi đi chợ mua sắm chuẩn bị ăn liên hoan ngày lễ độc lập, thì nhận lệnh báo động di chuyển. Tôi là đảng viên, nên được biết trước thông tin. Tôi thông báo với anh em chuẩn bị quân tư trang, không liên hoan nữa, lên đường ngay lập tức. Việc lên đường đột xuất thế này khiến tôi cảm nhận được sự căng thẳng. 

Ngay hôm đó đơn vị hành quân sang Hàm Yên. Đến đất Hàm Yên thì điều tôi cảm nhận càng rõ ràng. Nhân dân đứng hai bên đường đông lắm. Người dân quẳng lên xe đủ thứ, thuốc lá, bánh kẹo, kim chỉ, lương khô.

Đoàn xe đưa lính qua thị xã Hà Giang, lên thẳng Vị Xuyên, đến Phương Thiện thì dừng lại. Chúng tôi tiếp tục cuốc bộ lên thôn Tha (xã Phương Độ). Đến đây, chúng tôi vẫn chưa biết chuyện gì xảy ra. Anh em được huấn luyện bắn đạn thật, bắn phá lô cốt suốt 2 tháng. Sau đó thì học đánh sa bàn”.

Với nhiệm vụ Trung đội trưởng trung đội pháo 12 ly 7, Lưu Thành Trì được giao nhiệm vụ cùng đồng đội trinh sát địa hình từ Cọc 6 đến điểm cao 772. Lúc đó, ông mới biết nhiệm vụ của Sư 356 là lấy lại chốt 685 và 772.

Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
Có tới 600 đồng đội của ông Trì ở Sư đoàn 356 hy sinh trong trận Vị Xuyên 1984

Thời điểm đó, Trung Quốc đã tiến quân chiếm đóng trọn điểm cao 1509, còn gọi là Núi Đất (người Trung Quốc gọi là Lão Sơn, hoặc Lao Sán) cùng một số điểm thấp hơn quanh điểm cao này. Nhiệm vụ của các Sư đoàn là đánh chiếm lại các điểm cao.

Ngày 5/7, ông Trì cùng các chiến sĩ bắt đầu trinh sát địa hình. Khi đó, dân cư ở biên giới đã sơ tán hết, không có bóng người, nhà cửa hoang tàn đổ nát. 

Ông Trì nhớ lại: “Ban ngày chúng tôi nằm im, đêm mới trinh sát địa hình. Những ngày đó mưa liên miên, trâu bò của đồng bào trúng đạn pháo chết trương phềnh, bốc mùi nồng nặc”. 

Sau mấy ngày dò dẫm, thì đơn vị ông đã tiến đến đồi 468, là quả đồi nằm ngay cửa khẩu Thanh Thủy bây giờ, bên con suối Lao Chải. 

Địa điểm này “soi gương” điểm cao 772, thuận tiện bố trí pháo 12 ly 7, nên ông Trì quyết định lựa chọn. Ngày 10/7 thì kéo pháo vào trận địa.

Pháo 12 ly 7 bắn được cả máy bay, tiêu diệt được cả các vị trí dưới mặt đất, có nhiệm vụ khống chế đối phương, yểm trợ cho bộ binh tiến lên chiếm lại điểm cao.

Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
 
Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
Liệt sĩ Phạm Văn Đồng, là đồng đội, đồng hương của ông Trì

Trước khi bố trí pháo, thì mọi người đã đào hầm. Cứ hai người đào một hầm. Hầm được khoét vào ruộng bậc thang như hàm ếch. Ban ngày nằm im trong hầm, ban đêm mới mò ra trinh sát địa hình, lựa chọn điểm để bắn pháo khi có hiệu lệnh.

Đêm 10/7, bố trí pháo xong, ông Trì đi thăm trận địa của đồng hương, là Phạm Văn Đồng. Ông Đồng không chỉ là đồng chí, mà còn là bạn bè, đồng hương thân thiết. Hai người đi lính cùng ngày, cùng đơn vị, cùng chiến hào.

Nhìn thấy ông Đồng bố trí pháo chưa hợp lý, ông Trì bảo: “Anh nên bố trí pháo tụt đi một tí. Chỗ anh đặt pháo khá thoáng, ngắm bắn dễ, nhưng lại gần cây cổ thụ là không ổn. Cây cổ thụ này sẽ là vật ngắm bắn chuẩn, nó bắn là chết”.

Tuy nhiên, ông Đồng không đồng ý dịch chuyển pháo lại phía sau. Ông bảo, vị trí đặt pháo điểm thẳng vào hào của địch, nên chỉ cần nã đạn là tiêu diệt ngay các vị trí của chúng. 

Hai người đang tranh luận, thì đồng chí liên lạc đề nghị mọi người đi ăn ngô nướng, rồi bàn tiếp…

Ông Trì kể: “Đêm ấy, mọi người nấu cơm, nhưng cơm khê, nên bỏ đi không ăn, mà nướng ngô. Tuy nhiên, anh Đồng không ăn, mà cứ nằm trên võng, mặt buồn rười rượi. Lúc ấy, tôi mới biết anh Đồng mới cưới vợ, vợ đang mang bầu. 

Anh Đồng bấm đốt ngón tay rồi bảo: “Lần này tôi sẽ không về đâu. Tôi sẽ hi sinh. Đồng hương nhớ đưa xác tôi ra đường để vận tải đưa về tuyến sau nhé”.

Đêm 11/10, tôi đi họp giao ban. Tôi nhận được lệnh triển khai hỏa lực vào 4h15 sáng hôm sau, yểm trợ cho bộ binh. Pháo quân khu sẽ bắn trước, từ 3 giờ đến 4 giờ”.

Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
Đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong Chiến tranh biên giới, ở cửa khẩu Thanh Thủy

Sớm 12/7, tiếng pháo vang lên, đỏ rực trời đêm Thanh Thủy. Khẩu pháo ông chỉ huy bắn đỏ nòng. Phía Trung Quốc bắn trả dữ dội. Đạn pháo cày xới từng mét đất điểm cao 772. Ông Trì bị sức ép đạn pháo khiến máu rỉ ra ở hai tai.

Đồng chí giao liên vượt qua mưa đạn đến báo vị trí của đồng đội Phạm Văn Đồng trúng pháo và đã hi sinh. Ông chạy sang đào hầm, moi xác người đồng chí lên, khiêng ra đường mòn, để hậu cần đưa về tuyến sau.

Thực hiện lời hứa với đồng đội xong, ông quay lại trận địa, củng cố đội hình, bám chốt. Lúc đó, liên lạc bị cắt đứt hoàn toàn, thông tin không có nữa. Toàn bộ điểm cao 772 và khu vực xung quanh biến thành một dãy núi trắng xóa màu đá, không còn cành cây cọng cỏ nào bình thường.

Thời điểm đó, bên ngoài đã tin chắc trung đội pháo 12 ly 7 gồm 26 chiến sĩ, do Lưu Thành Trì chỉ huy đã hi sinh cả. Ba ngày sau, khi đã im tiếng pháo, một trinh sát vào chuyển lệnh rút, trung đội của ông mới rời chốt.

Ông Trì nhớ lại: “Lúc ra tuyến sau, đi dọc đường, thấy nhiều tử sĩ quá. Anh em được gói trong tăng võng. Trời mưa tầm tã, cô y tá phát chiếc khăn, hộp dầu cao, để tôi đi nhận dạng đồng đội. Dù thi thể đồng hương Phạm Văn Đồng đã biến dạng, nhưng tôi vẫn nhận ra qua bộ quần áo và vóc dáng.

30 năm nay, mỗi năm vài lần tôi về Vị Xuyên, thắp hương cho đồng đội. Tuy nhiên, tôi không biết rõ đồng hương Phạm Văn Đồng ở xã nào, không rõ gia đình có biết phần mộ anh Đồng ở đây không…”. 
Trong tháng 4 và tháng 5/1984, Trung Quốc đã mở nhiều chiến dịch dọc biên giới từ Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang đến Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh. Chúng mở các đợt pháo kích lớn, bắn hàng trăm ngàn quả đạn pháo, cối vào các vị trí chiến lược của nước ta, nhằm chiếm đóng các điểm cao thuộc chủ quyền của nước ta. 

Trước tình hình này, cuối tháng 6/1984, ta quyết định tổ chức tiến công để giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm đóng. Ngày 12/7/1984, các Sư đoàn 356, 312, 316, 313 thực hiện chiến dịch MB84 tại Vị Xuyên. Trung đoàn 876 (Sư đoàn 356) đánh cao điểm 772; Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) đánh cao điểm 233; Trung đoàn 141 (Sư đoàn 312) đánh cao điểm 1030...

Còn tiếp…

 

Vị Xuyên - nước mắt và những khoảng lặng vô hình

(LĐ) - Số 173 GIANG THÙY LINH 
Cựu chiến binh Lưu Thành Trì trước phần mộ liệt sĩ Phạm Văn Đồng. Ảnh: Giang Thùy Linh

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc hơn 30 năm trước, hàng ngàn chiến sĩ đã “da ngựa bọc xương” nơi chiến trường hoang lạnh, chưa có tượng đài, không nhà tưởng niệm, thậm chí nhiều người không được “hưởng” lấy một nén hương của người thân, đồng đội, bởi hài cốt các anh vẫn nằm đâu đó trên rừng hoang núi thẳm... Đến nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang) những ngày tháng 7, nhìn đâu cũng thấy nước mắt và những khoảng lặng…

    30 năm chưa được về quê hương

    Những ngày tháng 7 này, những người cựu chiến binh Sư đoàn 356 - sư đoàn bộ đội chủ lực trong cuộc chiến tranh biên giới khi xưa - đã nhiều lần quay trở lại chiến trường, nhìn lên các điểm cao, hướng vọng về nơi đồng chí đồng đội của mình nằm lại. Họ cùng ôn lại kỷ niệm về “đường hào mùa xuân”, về suối Gọi Hồn, về chòm Yên Ngựa... 

    Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Đệ vạch lá rừng, dẫn tôi tìm vào căn hầm chữ A hai cửa nay đã bị cây rừng che khuất, nơi ông và đồng đội từng đóng quân, kể: “Bình thường căn hầm chứa được 6 - 7 người, nhưng có lúc cao điểm phải chứa cả gần hai chục người. Tất cả phải vào hầm tránh pháo”. Địa danh suối Gọi Hồn cũng được các cựu binh nhắc đến trong đau đớn: “Đó là con suối mà đơn vị vận tải đi qua, rồi tắm rửa cho thi thể đồng đội chúng tôi trước khi đưa các anh về tuyến sau. Nước ở thác Gọi Hồn làm cho linh hồn các anh được mát mẻ” - giọng ông Đệ nghèn nghẹn.

    Cựu chiến binh Hoàng Thế Cương - Trưởng ban liên lạc Sư đoàn 356 tại Hà Giang - tổng kết: “Rạng sáng ngày 12.7.1984, gần 600 chiến sĩ của Sư đoàn 356 đã hy sinh trong trận đánh chiếm điểm cao 772. Đây là trận đánh khốc liệt nhất tại mặt trận Vị Xuyên. Hết năm 1988, trong con số gần 3.000 thương binh liệt sĩ, có đến 1.200 liệt sĩ đã hy sinh ở mặt trận Vị Xuyên. Số liệt sĩ được quy tập về nghĩa trang chưa được một nửa. Số còn lại vẫn nằm trên chiến trường”. 

    Các cựu chiến binh Sư đoàn 356 coi ngày 12.7 là ngày giỗ của cả sư đoàn. Đó là ngày “vào trận”, cũng là ngày các chiến sĩ của sư đoàn ngã xuống nhiều nhất, trong những trận đánh khốc liệt nhưng anh dũng nhất.

    Lặn lội từ Yên Bái sang Hà Giang thắp hương cho đồng đội tại nghĩa trang Vị Xuyên trong đêm thắp nến tri ân liệt sĩ, anh Nguyễn Văn Kim - cựu binh Sư đoàn 356 - kể: “Tiểu đoàn 3 của tôi có 187 người hy sinh trong một buổi sáng, từ lúc 3h đến khoảng 8h sáng. Đánh D3, đỉnh 772. Chúng tôi đã chiếm được mục tiêu rồi. 11h thì các đơn vị của ta bị phản kích lại, mỗi tiểu đoàn 3 chiếm được mục tiêu, nhưng mà không giữ nổi, phải rút. Trong số 187 người hy sinh thì chỉ lấy được xác ra có 43 đồng chí thôi. Còn 144 người đến giờ vẫn nằm hết trên cao điểm đấy”.

    Khi quay trở lại chiến trường xưa, thắp những nén nhang nghi ngút khói trên cây hương nhỏ vừa mới được xây dựng, đặt trên sườn tây của cao điểm 468 (thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang), các cựu chiến binh đầm đìa lệ ướt mà gọi tên đồng đội: “Chúng ta gặp nhau tại đây, tay bắt mặt mừng, mời các anh vui một chén chè, một điếu thuốc, cái kẹo cái bánh, một chén rượu. Xin mời các anh uống một hớp rượu. Để rồi, sau cái tuần nhang này, anh em chúng tôi lại phải trở về với gia đình, quê hương. Hẹn một ngày khác chúng tôi lại quay lại”. Rồi họ đốt thuốc lá, rót rượu bày biện ra bốn bề xung quanh, mời những linh hồn đồng đội.

    Một cựu chiến binh của Sư đoàn 356 nghẹn ngào: “30 năm qua, nhiều đồng chí của tôi ở đây chưa một lần được người thân, gia đình, đồng đội thắp cho một nén nhang. Thể theo nguyện vọng chung, chúng tôi đã hoàn thành cây hương này, đây là nơi đi về giữa những người còn sống và những người vì tổ quốc đã nằm lại chiến trường này. Cây hương này nằm tại cao điểm 468, nơi mà khi xưa mỗi người lính chúng tôi đều hành quân qua. Đứng đây, chúng tôi có thể nhìn thấy tất cả các cao điểm ở chiến trường”.

    “Nếu tôi chết, hãy đưa tôi về quê nhé”

    Câu nói ấy của liệt sĩ Phạm Văn Đồng trước lúc hy sinh đã xoáy vào tâm can người cựu binh Lưu Thành Trì (phường Minh Khai, thành phố Hà Giang), khiến anh đau đáu suốt 30 năm nay. Trong 2 ngày 7 và 8.7.1984, sau khi đi trinh sát địa hình, 3 người lính gồm có anh Trì - Trung đội trưởng tiểu đội 12 ly 7, anh Vị - hậu cần của trung đoàn và anh Đồng tiểu đoàn DKZ. Bên bếp lửa đỏ rực trên nhà sàn của người dân tại thôn Tha (xã Phương Độ, huyện Vị Xuyên), anh Đồng ngậm ngùi nói với anh Trì: “Tôi biết vào trận này là tôi sẽ hy sinh. Nhưng đã ra đến đây là tôi nhất quyết không chùn bước. Đồng hương nhớ đưa tôi về quê nhé...”.

    Anh Trì nhớ lại: “Tối 10.7 phải hành quân thì chiều hôm đó nhà bếp nấu cơm khê, không ai dám ăn. Trung đội phát gạo về các chiến sĩ tự nấu cơm, ăn khẩn trương rồi đi, pháo bắn chặn đường, chúng tôi vẫn đi. Đến chiều tối 11.7, anh liên lạc hứng nước mưa vào bi đông, đổ vào ngâm gạo cho chín. Tôi gọi anh Đồng sang, đục thịt hộp mời anh ăn cơm. Không hiểu sao, mặt anh buồn rầu, anh nói tiếp một lần nữa: “Đồng hương, tôi tin là ta sẽ thắng, nhưng tôi sẽ hy sinh. Anh nhớ đưa tôi xuống đường để vận tải chuyển tôi về đằng sau...”. 

    Những câu nói như có dự cảm chẳng lành của anh Đồng khiến anh Trì mất vài phút hoang mang. Sau khi bình tĩnh lại, anh Trì đã dùng hết lời động viên anh Đồng. Rạng sáng ngày 12, liên lạc báo tin anh Đồng đã hy sinh khi đang chiến đấu, chống trả lại đạn pháo quyết liệt của địch tại chiến hào.

    Đốt thuốc mời gọi linh hồn các đồng đội trên cao điểm 468.  

    30 năm đã trôi qua, gia đình của liệt sĩ Phạm Văn Đồng (SN 1956) vẫn chưa biết anh đang yên nghỉ cùng đồng đội tại nghĩa trang Vị Xuyên. Đăm đắm, nghĩ ngợi rất nhiều về lời trăng trối của đồng đội, anh Trì luôn lưu tâm tìm địa chỉ, thân nhân của liệt sĩ Đồng. Nhưng bao năm qua, những thông tin anh có được chỉ vẻn vẹn có mấy dòng chữ: Liệt sĩ Phạm Văn Đồng, quê quán Thanh Chương, Nghệ An. Anh Trì mong muốn sớm gặp được gia đình của anh Đồng, hoàn thành tâm nguyện của đồng đội trước lúc hy sinh.

    “Người ta nói em trai tôi chết vì ăn quả độc”

    Chiều 26.7, tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, một gia đình thân nhân liệt sĩ đang khóc nức nở, đốt khói hương nghi ngút cho người thân của mình. Nỗi đau của họ không chỉ là nỗi đau mất người thân, mà họ còn đeo đẳng một nỗi đau suốt gần 30 năm - nỗi đau khi gia đình liệt sĩ không được công nhận. Đó là trường hợp liệt sĩ Lưu Mạnh Cường (SN 1963), hy sinh ngày 6.12.1984. Bao nhiêu năm nay, phần mộ của liệt sĩ Cường vẫn an nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên. Trong khi đó tại quê nhà, bố mẹ, anh em của liệt sĩ bao nhiêu năm trời đã phải chịu tai tiếng rằng con em mình chết vì ăn quả độc, họ mang hồ sơ liệt sĩ đi khắp các cơ quan để mong người ta công nhận con, em mình là liệt sĩ mà không được. Gia đình không được hưởng bất cứ một chế độ chính sách gì trong suốt gần 20 năm qua.

    Đến khi, người chị từ miền Nam trở về mới quyết tâm đi làm sáng tỏ chế độ cho gia đình liệt sĩ. Ông Hiền (phường Đồng Tâm, Yên Bái), em của liệt sĩ Cường, bức xúc nói: “Tôi tìm 2 ngày mới thấy bộ hồ sơ của anh tôi, trong đó ghi rõ: Cán bộ, liệt sĩ Lưu Mạnh Cường hy sinh ngày 6.12.1984 khi đang chiến đấu. Tôi mang hồ sơ lên chính quyền, họ bảo gia đình đừng có đi làm nữa, chúng tôi đã điều tra rồi, anh của anh chết vì ăn quả độc. Em tôi hy sinh khi đang chiến đấu mà họ lại nói là em tôi chết vì ăn phải quả độc. Bố mẹ tôi lúc còn sống đã uất hận, đau đớn đến lúc chết. Bố tôi 4 lần về quân khu cũng không được giải quyết. Tôi mang hồ sơ về quân khu, họ bảo do bàn giao giữa người cũ và mới bị sót. Đến cuối năm 2012, em tôi mới được công nhận là liệt sĩ”.

    Các liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, thân nhân gia đình liệt sĩ chưa được hưởng chế độ của Nhà nước, thậm chí có cả những người cựu chiến binh bị thương trong chiến tranh đã 30 năm chưa được “nhớ đến”... Đó là những khoảng lặng vô cùng đau đớn tồn tại sau cuộc chiến tranh biên giới phía bắc năm xưa. Họ vẫn đang từng ngày từng giờ đợi chờ, mong mỏi một sự lưu tâm. Đã đến lúc, chúng ta phải nhìn nhận lại cuộc chiến bi hùng năm xưa để không phải hổ thẹn với những người anh hùng xả thân vì biên cương, vì quê hương xứ sở.

     

    Đề nghị nâng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang quốc gia
    Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Triệu Tài Vinh - UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở các cao điểm, chiến trường xưa. Các cựu chiến binh Sư đoàn 356 đã gặp gỡ Chủ tịch Nước đề xuất được xây dựng tượng đài, được tiếp tục quy tập hài cốt các liệt sĩ. Nguyện vọng của các cựu chiến binh, của thân nhân liệt sĩ là chính đáng. Trước đây, chưa có một chỉ đạo cụ thể cho những vấn đề liên quan đến chiến tranh biên giới phía bắc. Nhưng trước tình hình nóng như hiện nay thì đó là những việc hết sức cần thiết, phải làm. Riêng về phía tỉnh Hà Giang, chúng tôi mong muốn đề nghị nâng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang quốc gia, để đánh dấu mốc chấm dứt chiến tranh, ghi nhận sự hy sinh của quân đội và nhân dân các dân tộc toàn tuyến biên giới, trong việc đấu tranh bảo vệ vùng biên. Thường trực Tỉnh ủy sẽ họp bàn, đề nghị Bộ LĐTBXH nâng lên thành nghĩa trang quốc gia cho đúng tầm”.

    559.vn st

     

    Nghĩa trang Vị Xuyên: Những ngọn nến lung linh cháy trong đêm mưa tri ân các liệt sĩ

    (LĐO) GIANG THÙY LINH 

    Tối 26.7, những cơn mưa nặng hạt cứ dai dẳng suốt buổi lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ do Trung ương Đoàn TNCS HCM và tỉnh Hà Giang phối hợp tổ chức tại Nghĩa trang Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang). Buổi lễ diễn ra với nhiều cảm xúc của những người tham dự là cán bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang, là các cựu chiến binh về thăm đồng đội, là các đoàn viên trẻ...

       

       

      Hơn 1.700 ngôi mộ các liệt sỹ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới cách đây 30 năm lấp lánh sáng trong đêm tối mù mịt, mưa tầm tã của núi non Hà Giang. Những ngọn nến cháy bền bỉ trong tiết trời mưa gió giống như hình tượng anh hùng, bất khuất, kiên trung của những người chiến sỹ “vị quốc vong thân” thuở nào.

       

      Ngày 26.7, đoàn cán bộ Tỉnh ủy, ĐBQH, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Hà Giang đã dâng vòng hoa, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên. 
       
      Trời tối, mưa gió cũng không cản được bước chân của một cựu chiến binh đến thắp hương cho đồng đội đã hy sinh.
       Các đoàn viên, thanh niên tình nguyện chăm chút từng cây nến, cành hoa trên mộ các liệt sỹ.
       
       Những ngọn nến cháy lung linh trong đêm mưa gió Hà Giang.
       
       
       
       
      Những ngọn nến cháy sáng lên, giúp cho những người cựu chiến binh lần dò từng hàng mộ trong nghĩa trang, tìm tên đồng đội. 
      Mỗi ngọn nến đều được các bạn đoàn viên bọc bằng hoa sen giấy, với ý nghĩa tôn vinh các liệt sỹ đã hy sinh.
      Hoa cúc và nến sáng trong đêm mưa ở nghĩa trang huyện biên giới xa xôi - khung cảnh ấy khiến nhiều người rơi nước mắt. 
      Các cựu chiến binh Sư đoàn 356 đã lặn lội từ Yên Bái đến thăm đồng đội.
        Các nghệ sỹ đội mưa biểu diễn văn nghệ trong đêm thắp nến tri ân.
       
      Các cán bộ tỉnh Hà Giang thắp hương trước mộ các liệt sỹ. 

      Bí thư TƯ Đoàn TNCS HCM thắp hương lên mộ liệt sỹ. 

      559.vn st

      Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt

       

       
       
      (VTC News) – Ít ai biết rằng, năm 1984, tại Vị Xuyên (Hà Giang) xảy ra cuộc xung đột cực kỳ khốc liệt.

       


       

      Kỳ 1: Cựu chiến binh và ký ức không quên

      Những ngày này, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên đông hơn thường lệ. Bà bán tạp hóa cổng nghĩa trang vừa lượm đồ cho tôi vừa bảo: “Người ở mãi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình kéo lên thăm thân đông lắm. Người qua đường cũng dừng lại mua nén hương, bao thuốc, gói kẹo vào thắp hương cho các liệt sĩ…”.

      Chỉ tay vào người đàn ông dáng vẻ gầy gò, khắc khổ, đang ngồi bần thần bên nấm mồ phía bên phải nghĩa trang, anh quản trang bảo: “Năm nào cũng vậy, cứ đến lễ tết, ngày 12/7, ngày thương binh liệt sĩ 27/7, là bác kia cũng đều đến nghĩa trang, ngồi trò chuyện thật lâu ở nấm mồ đó. Tôi chưa hỏi chuyện, nhưng chắc là đồng đội của liệt sĩ”.

      Tôi tiến lại gần, thấy ông đang nói chuyện thật. Tưởng như đồng đội ông đang ngồi đó, mà vô hình. Đợi ông “trò chuyện” xong với liệt sĩ, tôi mới bắt chuyện.

      Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
      Nghĩa trang Vị Xuyên

      Người cựu chiến binh ấy là ông Lưu Thành Trì, một chiến sĩ của Trung đoàn 876, Sư đoàn 356, là sư đoàn hy sinh nhiều nhất trong cuộc chiến biên giới, mà cụ thể là trận đánh vị xuyên năm 1984. 

      Hiện ông Lưu Thành Trì là cán bộ của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang. Ông bảo, hầu như các ngày lễ, kỷ niệm, ông đều về Vị Xuyên thắp hương, thăm lại đồng đội. Cũng có khi, tự dưng thấy buồn, nhớ đồng đội, cũng tìm về đây hương nhang, trò chuyện với đồng đội cho đỡ buồn.

      Ngồi bên nấm mồ đồng đội, liệt sĩ Phạm Văn Đồng, ông Lưu Thành Trì nhớ lại chuyện xưa. Từng khoảnh khắc khốc liệt của cuộc chiến như cuốn phim quay chậm diễn ra trước mắt.

      Ông Trì quê gốc ở Nghệ An. Chiến tranh biên giới xảy ra, theo Lệnh tổng động viên, ông nhập ngũ, lên nông trường 32 ở Nghĩa Đàn huấn luyện. Vài tháng sau thì được điều động lên Lào Cai. 

      Từ 1979 đến 1984, ông cùng đồng đội chiến đấu ở Lào Cai. Những lúc bình yên thì huấn luyện ở Cam Đường. 

      Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
      Năm nào ông Trì cũng về Vị Xuyên thắp hương cho đồng đội

      Ông Trì nhớ lại: “Hôm đó là 30/4/1984, tôi đi chợ mua sắm chuẩn bị ăn liên hoan ngày lễ độc lập, thì nhận lệnh báo động di chuyển. Tôi là đảng viên, nên được biết trước thông tin. Tôi thông báo với anh em chuẩn bị quân tư trang, không liên hoan nữa, lên đường ngay lập tức. Việc lên đường đột xuất thế này khiến tôi cảm nhận được sự căng thẳng. 

      Ngay hôm đó đơn vị hành quân sang Hàm Yên. Đến đất Hàm Yên thì điều tôi cảm nhận càng rõ ràng. Nhân dân đứng hai bên đường đông lắm. Người dân quẳng lên xe đủ thứ, thuốc lá, bánh kẹo, kim chỉ, lương khô.

      Đoàn xe đưa lính qua thị xã Hà Giang, lên thẳng Vị Xuyên, đến Phương Thiện thì dừng lại. Chúng tôi tiếp tục cuốc bộ lên thôn Tha (xã Phương Độ). Đến đây, chúng tôi vẫn chưa biết chuyện gì xảy ra. Anh em được huấn luyện bắn đạn thật, bắn phá lô cốt suốt 2 tháng. Sau đó thì học đánh sa bàn”.

      Với nhiệm vụ Trung đội trưởng trung đội pháo 12 ly 7, Lưu Thành Trì được giao nhiệm vụ cùng đồng đội trinh sát địa hình từ Cọc 6 đến điểm cao 772. Lúc đó, ông mới biết nhiệm vụ của Sư 356 là lấy lại chốt 685 và 772.

      Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
      Có tới 600 đồng đội của ông Trì ở Sư đoàn 356 hy sinh trong trận Vị Xuyên 1984

      Thời điểm đó, Trung Quốc đã tiến quân chiếm đóng trọn điểm cao 1509, còn gọi là Núi Đất (người Trung Quốc gọi là Lão Sơn, hoặc Lao Sán) cùng một số điểm thấp hơn quanh điểm cao này. Nhiệm vụ của các Sư đoàn là đánh chiếm lại các điểm cao.

      Ngày 5/7, ông Trì cùng các chiến sĩ bắt đầu trinh sát địa hình. Khi đó, dân cư ở biên giới đã sơ tán hết, không có bóng người, nhà cửa hoang tàn đổ nát. 

      Ông Trì nhớ lại: “Ban ngày chúng tôi nằm im, đêm mới trinh sát địa hình. Những ngày đó mưa liên miên, trâu bò của đồng bào trúng đạn pháo chết trương phềnh, bốc mùi nồng nặc”. 

      Sau mấy ngày dò dẫm, thì đơn vị ông đã tiến đến đồi 468, là quả đồi nằm ngay cửa khẩu Thanh Thủy bây giờ, bên con suối Lao Chải. 

      Địa điểm này “soi gương” điểm cao 772, thuận tiện bố trí pháo 12 ly 7, nên ông Trì quyết định lựa chọn. Ngày 10/7 thì kéo pháo vào trận địa.

      Pháo 12 ly 7 bắn được cả máy bay, tiêu diệt được cả các vị trí dưới mặt đất, có nhiệm vụ khống chế đối phương, yểm trợ cho bộ binh tiến lên chiếm lại điểm cao.

      Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
       
      Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
      Liệt sĩ Phạm Văn Đồng, là đồng đội, đồng hương của ông Trì

      Trước khi bố trí pháo, thì mọi người đã đào hầm. Cứ hai người đào một hầm. Hầm được khoét vào ruộng bậc thang như hàm ếch. Ban ngày nằm im trong hầm, ban đêm mới mò ra trinh sát địa hình, lựa chọn điểm để bắn pháo khi có hiệu lệnh.

      Đêm 10/7, bố trí pháo xong, ông Trì đi thăm trận địa của đồng hương, là Phạm Văn Đồng. Ông Đồng không chỉ là đồng chí, mà còn là bạn bè, đồng hương thân thiết. Hai người đi lính cùng ngày, cùng đơn vị, cùng chiến hào.

      Nhìn thấy ông Đồng bố trí pháo chưa hợp lý, ông Trì bảo: “Anh nên bố trí pháo tụt đi một tí. Chỗ anh đặt pháo khá thoáng, ngắm bắn dễ, nhưng lại gần cây cổ thụ là không ổn. Cây cổ thụ này sẽ là vật ngắm bắn chuẩn, nó bắn là chết”.

      Tuy nhiên, ông Đồng không đồng ý dịch chuyển pháo lại phía sau. Ông bảo, vị trí đặt pháo điểm thẳng vào hào của địch, nên chỉ cần nã đạn là tiêu diệt ngay các vị trí của chúng. 

      Hai người đang tranh luận, thì đồng chí liên lạc đề nghị mọi người đi ăn ngô nướng, rồi bàn tiếp…

      Ông Trì kể: “Đêm ấy, mọi người nấu cơm, nhưng cơm khê, nên bỏ đi không ăn, mà nướng ngô. Tuy nhiên, anh Đồng không ăn, mà cứ nằm trên võng, mặt buồn rười rượi. Lúc ấy, tôi mới biết anh Đồng mới cưới vợ, vợ đang mang bầu. 

      Anh Đồng bấm đốt ngón tay rồi bảo: “Lần này tôi sẽ không về đâu. Tôi sẽ hi sinh. Đồng hương nhớ đưa xác tôi ra đường để vận tải đưa về tuyến sau nhé”.

      Đêm 11/10, tôi đi họp giao ban. Tôi nhận được lệnh triển khai hỏa lực vào 4h15 sáng hôm sau, yểm trợ cho bộ binh. Pháo quân khu sẽ bắn trước, từ 3 giờ đến 4 giờ”.

      Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
      Đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong Chiến tranh biên giới, ở cửa khẩu Thanh Thủy

      Sớm 12/7, tiếng pháo vang lên, đỏ rực trời đêm Thanh Thủy. Khẩu pháo ông chỉ huy bắn đỏ nòng. Phía Trung Quốc bắn trả dữ dội. Đạn pháo cày xới từng mét đất điểm cao 772. Ông Trì bị sức ép đạn pháo khiến máu rỉ ra ở hai tai.

      Đồng chí giao liên vượt qua mưa đạn đến báo vị trí của đồng đội Phạm Văn Đồng trúng pháo và đã hi sinh. Ông chạy sang đào hầm, moi xác người đồng chí lên, khiêng ra đường mòn, để hậu cần đưa về tuyến sau.

      Thực hiện lời hứa với đồng đội xong, ông quay lại trận địa, củng cố đội hình, bám chốt. Lúc đó, liên lạc bị cắt đứt hoàn toàn, thông tin không có nữa. Toàn bộ điểm cao 772 và khu vực xung quanh biến thành một dãy núi trắng xóa màu đá, không còn cành cây cọng cỏ nào bình thường.

      Thời điểm đó, bên ngoài đã tin chắc trung đội pháo 12 ly 7 gồm 26 chiến sĩ, do Lưu Thành Trì chỉ huy đã hi sinh cả. Ba ngày sau, khi đã im tiếng pháo, một trinh sát vào chuyển lệnh rút, trung đội của ông mới rời chốt.

      Ông Trì nhớ lại: “Lúc ra tuyến sau, đi dọc đường, thấy nhiều tử sĩ quá. Anh em được gói trong tăng võng. Trời mưa tầm tã, cô y tá phát chiếc khăn, hộp dầu cao, để tôi đi nhận dạng đồng đội. Dù thi thể đồng hương Phạm Văn Đồng đã biến dạng, nhưng tôi vẫn nhận ra qua bộ quần áo và vóc dáng.

      30 năm nay, mỗi năm vài lần tôi về Vị Xuyên, thắp hương cho đồng đội. Tuy nhiên, tôi không biết rõ đồng hương Phạm Văn Đồng ở xã nào, không rõ gia đình có biết phần mộ anh Đồng ở đây không…”. 
      Trong tháng 4 và tháng 5/1984, Trung Quốc đã mở nhiều chiến dịch dọc biên giới từ Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang đến Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh. Chúng mở các đợt pháo kích lớn, bắn hàng trăm ngàn quả đạn pháo, cối vào các vị trí chiến lược của nước ta, nhằm chiếm đóng các điểm cao thuộc chủ quyền của nước ta. 

      Trước tình hình này, cuối tháng 6/1984, ta quyết định tổ chức tiến công để giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm đóng. Ngày 12/7/1984, các Sư đoàn 356, 312, 316, 313 thực hiện chiến dịch MB84 tại Vị Xuyên. Trung đoàn 876 (Sư đoàn 356) đánh cao điểm 772; Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) đánh cao điểm 233; Trung đoàn 141 (Sư đoàn 312) đánh cao điểm 1030...


      Chiến tranh biên giới 1979: Những hoài niệm không quên

       

       
       
       
       
      Quan tài gỗ gạo

      Chiến tranh biên giới bắt đầu từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và chính thức lan đến quê tôi – Vị Xuyên (Hà Giang), mạnh nhất là vào những ngày đầu Hạ. Lúc đó tôi còn bé, chỉ biết chiến tranh từ câu nói sau bữa ăn tối rất vội của bố với mẹ: “Anh phải lên cơ quan”.

      Bố đi, nhoáng cái về. Thay cho cờ – lê, tuốc – nơ – vít của một kĩ sư cơ khí hàng ngày, sau lưng đã đeo khẩu súng, loại tiểu liên cực nhanh hay còn gọi là K43 đầy ự đạn. Bố gấp gáp bảo với mẹ: “Em sửa soạn đưa các con vào núi tránh pháo. Anh phải đi đây”.

      Bố tôi – một công nhân nhanh chóng trở thành một chiến sĩ. Thế mới biết tinh thần Việt khi có giặc thế nào. Cùng mẹ, chúng tôi chạy thục mạng, nhằm khu núi đá bên Đội 4, chỗ định cư của tướng lĩnh và hậu duệ Vương Chí Sình để trốn. Rồi pháo Trung Quốc cấp tập nã sang.
      Chiến tranh biên giới 1979: Những hoài niệm không quên

      Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy thắp hương tưởng nhớ đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ Hà Giang (tháng 4-2013).  (Ảnh: Quân đội nhân dân)

       Cũng may xã tôi nằm giữa tầm đạn pháo nên không bị oanh kích và thương vong nhiều. Trong đời, có lẽ thứ không dọa, mà trẻ con vẫn phải biết sợ đấy là tiếng đạn pháo rít trên không. Không biết, không hình dung được nhưng ai cũng sợ. Bọn trẻ chúng tôi khóc thét, đái cả ra quần. Náu pháo được 2 ngày, đói quá chúng tôi lại phải về. Làm lụng, đi học và nhổ sắn trong tầm đạn pháo. Thế rồi quen dần, nhanh chóng thích nghi với tiếng ì oàng suốt ngày đêm.

      Nhà tôi lúc đó ở gần Tiểu đoàn 2 của Sư 314. Đây là một thung lũng và nhanh chóng trở thành chỗ tập kết quân của ta. Những xe vận tải quân sự, nhiều nhất là xe có biển số TH ngày đêm lăn bánh. Những chiếc xe quân sự bịt kín lặng lẽ đến, đổ quân xuống, toàn là những bộ đội trẻ măng.

      Thời chiến, doanh trại làm không kịp, bộ đội vào nhà dân ở. Hồi đó ngôi nhà gỗ 5 gian của gia đình đầy bộ đội. Bộ đội đến, mắc võng ngủ từ trong nhà, ngoài hiên, thậm chí cả gốc cam. Chẳng có cảm giác chật chội, quân dân nhanh chóng thích nghi và có những bữa ăn chung với nhau.

      Đôi ba ngày xe bịt bạt lại đến. Các chú bộ đội trẻ măng vừa đến lại vội vã lên xe. Vài ngày sau những chỉ huy ở nhờ, đưa quân trở về. Chúng tôi hỏi những chú bộ đội mới làm quen thì chỉ nghe thấy những câu nói nhỏ: “Chú ấy mất rồi!”. Mất nhiều hơn còn.

      Cách nhà tôi 4km là nơi Trung đoàn phẫu tiền phương ở, nay toàn bộ khu đất ấy trở thành nghĩa trang của thị trấn Việt Lâm. Thỉnh thoảng đi học, chúng tôi ghé vào. Nhà lá, vách liếp nhưng băng ca chồng bằng ca. Những bộ đội bị thương nằm đó, chờ sơ cứu rồi chuyển đi tuyến dưới.

      Bộ đội hy sinh nhiều lắm. Gỗ đóng quan tài không đủ, người ta phải chặt cả những cây gạo do Pháp trồng dọc tuyến Quốc lộ số 2 để đóng quan tài. Gỗ ấy dễ mục nhưng chả biết làm thế nào. Mùa xuân, gạo nở hoa, bị đốn làm gỗ hạ huyệt cho lính, rải hoa đỏ ứa máu dọc đường. 6 tháng cao điểm, 3 sư đoàn gom lại không đủ một trung đoàn và là cái để làm nên một nghĩa trang gần 2000 ngôi mộ có tên Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên ngày nay.
      Chiến tranh biên giới 1979: Những hoài niệm không quên

      Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên

      Ngày ấy, ngôi trường tôi học gần nghĩa trang này. Mỗi tuần, huyện đội cùng trường và chúng tôi lên phát cỏ, thắp hương. Một xe chở đầy hương lên, cả trường chúng tôi chia nhau thắp. Khói hương quạnh quẽ với gió núi cùng tiếng đạn pháo vẫn ì oằng nã từ bên kia biên giới sang.

      Ở Hà Giang bây giờ, cuộc chiến đã qua đi đến hơn 20 năm rồi nhưng rất nhiều nhà còn giữ lại những chiếc bể ngầm có cửa rất to. Bình thường thì nó là vật dụng đựng nước. Nhưng nếu chiến tranh nó sẽ trở thành hầm để tránh pháo. Nhà tôi cũng có bể chứa này. Khi xây, gia đình cũng cố đặt vào nơi khuất nhất và có núi đất để che.

      Báo chí thời chiến

      Hồi chiến tranh biên biên giới xảy ra, đúng lúc báo chí chúng ta đang thiếu lực lượng nhất. Những thông tin cần biết về cuộc chiến này, thắng đâu, thua đâu, Trung Quốc tàn ác thế nào... nhiều người dân ngoài vùng chiến sự và kể cả người dân trong vùng chiến đều rất muốn biết. Nhưng hầu như lúc ấy chúng ta không đáp ứng được.

      Lúc này, Báo Nhân dân và Quân đội nhân dân cử phóng viên lên. Truyền hình Việt Nam triển khai sau một chút. Nhưng các phóng sự của VTV vẫn hết sức ấn tượng. Nhiều người nói, 35 năm trôi qua mà vẫn bị ám ảnh bởi những hình ảnh đau thương, hùng tráng và giọng đọc trong các phóng sự của VTV.
      Chiến tranh biên giới 1979: Những hoài niệm không quên

      Thông cáo của Bộ Quốc phòng đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 20/3/1979

      Nhưng bất chấp khó khăn, các báo, đài lớn của đất nước, của địa phương cũng nhanh chóng vào cuộc quyết liệt nhất: Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, rồi báo Hoàng Liên Sơn…

      Nhà tôi ngày ấy ở ngay Trung tâm đầu não của Sư đoàn 356 đóng. Chỉ huy Sư này lúc đó là ông Hoàng Điếm, người Hòa Bình. Ông này to và trắng như Tây, nổi tiếng không sợ Trung Quốc. Hồi ấy, Trung Quốc phao tin ai lấy được đầu tướng Điếm thì sẽ cho cả tỉnh… Vân Nam. Nhưng không ai lấy được.

      Tướng Điếm chỉ huy Sư 356, Sư này được Trung Quốc mệnh danh là “anh cả đỏ” vì chúng đã bị 356 quại cho một trận đỏ máu bên Lào Cai. Sau khi các Sư 313, 314… bị thiệt hại nhiều, Sư này đã được Bộ quốc phòng điều sang tăng cường cho vùng phên dậu Hà Giang. Đây là một Sư đoàn đủ, ngoài bộ binh còn có cả tăng thiết giáp và lính phòng hóa.

      Tướng Điếm liều mạng và coi thường Trung Quốc lắm. Ông này sống rất giản dị, chỉ thích ăn cơm trắng với cà, và ra trận cũng rất ngông. Ông chọn ai làm cận vệ và liên lạc thì người đấy phải sợ. Vì ông ra trận như lính, nằm hầm, căng tăng dù ra chỉ huy chứ không bao giờ chỉ đạo ở tuyến sau.

      Thời ấy, Báo Nhân dân hay Quân đội Nhân dân cử phóng viên lên họ được lo lắng và bảo vệ ác lắm. Có xe đặc chủng chở đi, đến biên giới bao giờ cũng được cẩn vệ cẩn thận. Mỗi lần họ lên, chúng tôi chỉ biết họ qua những chiếc máy ảnh đeo trước cổ. Họ lên rồi về, chắc có bài vở nhưng chẳng bao giờ chúng tôi được đọc.

      Dù sao cũng cám ơn người anh cả Liên Xô. Ngày chiến tranh biên giới họ cho và giúp mình nhiều lắm. Cái đói của người dân biên giới chúng tôi hồi ấy nhờ họ cũng phần nào đỡ hơn. Họ viện trợ gạo, thịt, súng đạn cho lính, lính lại viện trợ cho dân.

      Tôi nhớ nhất là những thứ gạo sấy của họ (đổ nước vào thành cơm) và những tảng thịt bò đã rim tẩm đủ chất của họ. Đói, vào lính xin, về đổ nước và có tý lửa hâm nóng thịt bò là sống được cả ngày. Ngoài những thứ trên, họ còn cử cả chuyên gia quân sự và đặc biệt là báo chí sang giúp ta viết bài, đưa tin.

      Bài viết của họ được dịch, được đọc rất nhiều trên hệ thống loa phát thanh trực tuyến của quê tôi. Nghe thích và căm hận quân thù lắm. Trong các bài ấy tôi nhớ nhất là hai bài với tít dẫn: “Lò vôi thế kỷ” và “Cối xay thịt”. Hai bài này được đọc trên hệ thống loa phát thanh vào mỗi buổi sáng, khi chúng tôi chân trần đi học trong tầm đạn pháo.

      Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã qua đi 35 năm. Cho đến giờ, chúng ta và nhân loại tiến bộ không ai mong muốn chiến tranh, và thậm chí không muốn nhắc đến hai từ “chiến tranh”. Thế nhưng, lịch sử vẫn rất cần được tôn trọng nhằm rút ra những bài học cần thiết để chúng ta và những nước lân bang, nói rộng ra là cả thế giới này được sống trong hòa bình vĩnh hằng.

      Đơn Thương

       

      dulichhaiduong.vn st 19-6-2015