Tượng Đài Trần Hưng Đạo - huyện Kinh Môn

Tượng Đài Trần Hưng Đạo - huyện Kinh Môn
Tượng Đài Trần Hưng Đạo, đuợc tạc bằng đá xanh núi Nhồi Thanh Hoá, cao 9,7m, gồm 65 viên, chia thành 8 thớt, gia cố bằng lõi bê tông cốt thép

Tượng Đài Trần Hưng Đạo, đuợc tạc bằng đá xanh núi  Nhồi Thanh Hoá, cao 9,7m, gồm 65 viên, chia thành 8 thớt, gia cố bằng lõi bê tông cốt thép. Tượng đặt trên bệ cao 3m, như vậy cả tượng và bệ cao 12,7m. Tượng Đại Vương được tạc ở độ tuổi 55- 60, sau khi hoàn thành 3 cuộc kháng chiến thắng lợi, sống trong khung cảnh đất nước thanh bình, được đặt đúng nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt phiến đá đầu tiên ngày 20 - 8 năm Quý Dậu (5 - 10 - 1993).

         Sau 5 năm vượt qua khó khăn, gian khổ để thi công công trình, ngay l8 - 8 năm Mậu Dần (8 - 10 - 1998) công trình tượng đài đã hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 698 năm ngày mất của Đại Vương. Đây là một công trình văn hoá lớn cuối thế kỷ 20 của đất nước, biểu hiện một sự cố gắng rất cao về phương diện văn hoá của Đảng và Nhà nước ta. Công trình như một biểu trưng hoành tráng, báo hiệu cho một thời kỳ phục hưng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
   
        Phù điêu được làm bằng đất nung, dài 45m, cao trung bình 2,5m gồm 526 viên do các nghệ nhân Làng Cậy (xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) đúc và nung đốt, đây là phù điêu đất nung lớn nhất đất nước vào thời điểm  khánh thành.

           

​Đường Lên Tượng Đài Trần Hưng Đạo

 

Huyện Kinh Môn 
 
  Cập nhật: 8/21/2013 9:28 AM 
 

Diện tích: 163 km2

Dân số: 156.886 người

Đơn vị hành chính: 22 xã và 3 thị trấn:

Thị trấn: Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ

Giới thiệu chung

Kinh Môn là một huyện của tỉnh Hải Dương, giáp với Hải Phòng và Quảng Ninh, một huyện tương đối đặc biệt so với các huyện khác của tỉnh vốn được mệnh danh là tỉnh nông nghiệp. Một dãy núi đất trong hệ thống núi vòng cung Đông Triều làm xương sống của cả huyện. Về núi non, Kinh Môn cảnh trí tương đối giống Chí Linh, nhưng Kinh Môn còn đặc biệt là có những núi đá xanh rải rác, sông bao bọc, cánh đồng rộng lớn. Trong các sách thường phân loại Kinh Môn là huyện bán sơn địa

Tượng đài Trần Hưng Đạo - Núi An Phụ - Kinh Môn

Vị trí địa lý

 Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim thành, phía tây bắc giáp huyện Nam sách và Chí linh của Tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 song lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh thầy, sông Đá vách, sông Hàn mấu).

Nhìn chung vị trí địa lý của huyện khá lý tưởng: cách Hà nội khoảng 80 km, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc, lại nằm kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng ninh và Hải phòng, giao thông thuỷ bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư.

+ Địa hình : Huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp. Hiện còn khoảng 300 ha đất canh tác ven đồi thuộc địa hình cao và 700 ha đất ruộng trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa

Địa hình như vậy cho phép huyện phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá đa dạng, toàn diện.
+ Khí hậu - thuỷ văn : Hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt : mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường mưa ít (chiếm 15% tổng lượng mưa tong năm), nhiệt đọ thấp, nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình 13,8oc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường nhiệt độ cao ( nhất tháng 7 nhiệt độ trung bình 32,4oc), mưa nhiều chiếm 85% lượng mưa cả năm tập trung vào tháng 7,  8. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1700mm, nhiệt độ trung bình cả năm 23,5oc. Thuỷ văn nước lên xuống trong ngày, hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9 có từ 2-3 lần xuất hiện lũ ở mức báo động cấp 3.

Khí hậu-thuỷ văn đã tạo cho Kinh Môn có tập đoàn cây trồng phong phú cả cây nhiệt đới, ôn đới.

Các loại tài nguyên

+ Tài nguyên đất : Kinh Môn có diện tích tự nhiên 16.326,31 ha trong đó đất nông nghiệp 8900 ha (chiếm 55%) có 7300 ha đất trồng cây hàng năm còn lại là đáat trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản. đất thuộc phù sa cổ của sông Thái Bình có độ PH từ 5,5 - 6,5, đồ phì thấp.

+ Tài nguyên nước : Huyện có 4 sống lớn chảy qua lên nguồn nước mặt phong phú đủ đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao không sử dụng được.

+ Tài nguyên rừng : Kinh Môn có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất trong đó có khoảng 300 ha ven các đồi trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na) và hơn 15.000 ha rừng đặc dụng đã bắt đầu khép tán.

+ Tài nguyên khoáng sản :

Đá vôi : Trữ lượng khoảng 300 - 400 triệu tấn trong đó khoảng 200 triệu tấn chất lượng tốt (hàm lượng caco3 đạt 90 - 97%) có thể khai thác làm xi măng, số còn lại làm vôi và đá xây dựng.

Cao lanh trữ lượng khoảng 40.000 tấn, bô xít 20 vạn tấn. Đất sét và đá phiến sét trữ lượng hạng chục triệu tấn khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng, ngoài ra còn hàng triệu m3 cát ở các dòng sông.

Tiềm năng khoáng sản của huyện khá phong phú đặc biệt là vật liệu xây dựng là ưu thế lớn của huyện làm tiền cho để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nhất là sản xuất vật liệu xây dựng (đá, xi măng, cát).

+ Tài nguyên nhân văn : Kinh Môn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như đến An Phụ, Động Kính Chủ, Động  Hàm Long, Tâm Long, Đình Huề Trì, Đình Ngư Uyên. Hàng năm thu hút hàng chục vạn du khách thập phương thăm viếng.

Nhìn chung vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Kinh Môn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện. Song do địa hình bị chia cắt bởi sông ngòi, đồi núi nên cần 1 lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để làm đường, làm cầu, trạm bơm tưới, tiêu.

Lịch sử

Thuở xa, khi bà Lê Chân lập trang An Biên khai phát khu vực Hải Phòng ngày nay, chắc chắn Kinh Môn không xa biển. Đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Thừa tuyên Hải Dương có 4 phủ, 18 huyện thì Phủ Kinh Môn là một trong 4 phủ, quản 7 huyện: Giáp Sơn, Đông Triều, Kim Thành, An Lão, An Dương, Nghi Dương và Thuỷ Đường. Đối chiếu với bản đồ ngày nay, Kinh Môn chỉ còn là danh chỉ huyện Giáp Sơn xưa, trừ các huyện Kim Thành, Đông Triều cơ bản là đất cũ, các huyện còn lại chính là nằm lọt trong phần lớn Thành phố Hải Phòng ngày nay.

Vùng đất thuộc phủ Kinh Môn chắc chắn có một giai đoạn phát triển mạnh, vì nằm giữa Chí Linh quê gốc và Dương Kinh nơi đất căn bản của họ Mạc. Nhưng cuối triều Mạc, bắt đầu Lê Trung hưng phải gánh chịu nhiều cuộc tàn phá ghê gớm. Một phần do sự suy tàn của triều Mạc, một phần đây chính là địa điểm đường thủy nối Tây đô Thanh Hóa với Đông đô, cuộc chiến phò Lê và tồn Mạc đã làm cho cả vùng thành chiến địa. Đại Việt sử ký toàn thư chép năm 1598, Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng đã từ Thăng Long, vâng mệnh vua Lê Thế Tông, kéo về Kinh Môn thảo phạt “giặc ngụy”. Sau khi nhà Mạc chạy dài lên phía Bắc, thế lực chống triều đình mạnh nhất tập trung ở Thuỷ Đường (nay là Thuỷ Nguyên), rồi Đông Triều, Kim Thành, Thanh Hà, An Dương… đều không thần phục triều đình. Nhưng duy chỉ có Giáp Sơn là không thấy nói có “ngụy”, và chắc chắn Nguyễn Hoàng đã kéo quân theo đường thủy đến phủ lỵ Kinh Môn làm bản doanh để làm cuộc chinh phạt. Chính vùng sông nước từ Kinh Môn đến Đồ Sơn, nằm trong khu vực phủ Kinh Môn xưa, hai trăm năm sau lại là vùng đất hoạt động của Quận He Nguyễn Hữu Cầu chống lại triều đình. (Ghi chú: Quyển tiểu thuyết “Vườn An Lạc” của Nguyễn Xuân Hưng chính là viết về giai đoạn này của Kinh Môn) Ngược dòng lịch sử, Kinh Môn có một vùng di tích vốn là trang ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, thân sinh Đức Thánh Trần Hưng đạo đại vương. Trang ấp này ngày nay thuộc xã An Sinh, dưới chân núi An Phụ. Chính sử chép nhà Trần phát tích từ Thiên Trường, nhưng hàn vi mấy đời đánh cá trên sông, cứu công chúa nhà Lý trên sông. Ngày xưa, con sông Bạch Đằng đổ vào hệ thống sông Thái Bình rồi lên kinh thành chính là đường thủy quốc lộ chính, địa vật ngày nay chắc khác xưa nhiều, con cháu nhà Trần có thể đánh cá dọc sông Kinh Thày hay không, nhưng chắc chắn An Phụ có vị trí tâm linh cao quý đối với họ Trần. Bằng chứng là sau này, các đời vua từ Minh Tông trở về sau đều không phải an táng ở Thiên Trường (Nam Định) mà an táng tại An Sinh. Có sách nói An Sinh ngày nay thuộc Đông Triều,đó là thông tin nhầm lẫn.An Sinh là một phần của Kinh Môn.An Sinh vốn là trang ấp cổ của dòng trưởng họ Trần, các đời vua sau đều là con cháu của cả dòng Trần Cảnh lẫn Trần Liễu, chắc chắn phải chọn nơi đất phát của họ để an táng. Tiếc rằng sau khi Trương Phụ đánh bại nhà Hồ, đã cho tàn phá tất cả những di tích của nước ta, nhất là những dịa danh gắn với các vị vua chống ngoại xâm. Ngày nay, tượng Trần Quốc Tuấn đặt tại đỉnh An Phụ, thấp hơn đền Trần Liễu quả là đắc địa và đúng với tâm linh lịch sử. Chính An Sinh chứ không phải Thiên Trường mới là nơi Trần Quốc Tuấn sống thuở ấu thơ, gắn bó với trang ấp của cha, gần với phủ đệ Vạn Kiếp chỉ vài giờ đi thuyền.
Khi chính phủ quyết định sát nhập Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng vào năm 1968 thì huyện Kinh Môn sát nhập với Kim Thành để thành lập huyện Kim Môn. Đến năm 1997 thì tách trở lại như trước.

Kinh tế

+ Tốc độ tăng trưởng (KV huyện quản lý) 2001 ; 2002 tăng 10,7%/năm (năm 2001 tăng 9,24%; 2002 tăng 12,42% đạt, dự kiến năm 2003 tăng 12,5%.

+ Cơ cấu kinh tế :

Trên địa bàn Huyện Kinh Môn năm 2002 có cơ cấu nông nghiệp 12,2%, công nghiệp xây dựng 79%, dịch vụ 8,8%

Khu vực huyện quản lý năm 2002 là nông nghiệp 48,6%, công nghiệp-xây dựng 25,2%, dịch vụ 26,2%. Năm 2003 dự kiến nông nghiệp 45,7%, công nghiệp-xây dựng 27,45%, dịch vụ 26,85%. Trong nông nghiệp năm 2002 trồng trọt 56,2%, chăn nuôi-thuỷ sản 39,6%, dịch vụ 4,2%, năm 2003 dự kiến trồng trọt 55,5%, chăn nuôi-thuỷ sản 39,9%, dịch vụ 4,6%.

+ Giá trị sản xuất:

Trên địa bàn năm 2002 đạt 2.989.777 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 20,1% so với năm 2001.
Khu vực huyện quản lý năm 2002 đạt 837.417 triệu đồng tăng 13,2% so với năm 2002, năm 2003 ước đạt 923.341 triệu đồng.

a/ Nông-Lâm-Thuỷ sản:

Diện tích gieo trồng hàng năm từ 17.300 - 17.500 ha, hệ số sử dụng ruộng đất từ 2,3 - 2,4 lần. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2 năm 2001 ; 2002 tăng 5,41% (năm 2001 tăng 4,13%; năm 2002 tăng 6,86%; năm 2003 dự kiến tăng 5,2%. Giá trị sản xuất năm 2002 đạt 371.356 triệu đồng (hh). (cố định 302.321 triệu đồng), năm 2003 ước đạt 374.000 triệu đồng (hh) (cố định 318.000 triệu đồng). Giá trị thu được/ha đất canh tác năm 2002 đạt 28,4 triệu đồng, năm 2003 ước đạt 30,5 triệu đồng, năm 2005 dự kiến đạt trên 37 triệu đồng, lương thực 70.000 - 72.000 tấn/năm. Đàn lợn xấp xỉ 8 vạn con, đàn bò gần 4.000 con trong đó 60% là bì lai sin, đàn gia cầm khoảng 80 vạn con, diện tích nuôi thuỷ sản 450 ha xu hướng nuôi lợn, gia cầm, thả cá, trồng cây ăn quả theo mô hình kinh tế trang trại ngày càng phát triển. Phong trào nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao phát triển nhanh như nuôi Ba Ba toàn huyện đã có 462 hộ nuôi. Diện tích cây ăn quả 1100 ha trong đó vải 270 ha, nhãn 165 ha.

Bước đầu hình thành 4 vùng sản xuất hàng hoá tập trung : Khu nam An phụ là gạo tẻ, hành tỏi, bò, khu Tam lưu gạo nếp hoa vàng, cá tôm, rau, thịt lợn, khu Bắc An phụ gạo tẻ, gạo nếp, thịt gia cầm, bò, cây ăn quả, khu đảo rau, cây cảnh, thuỷ sản, dê ...

b/ Sản xuất công nghiệp :

Tốc độ tăng trưởng (KV huyện quản lý) năm 2001 tăng 15,11%, năm 2002 tăng 31,9%, năm 2003 ước tăng 28%.

Giá trị sản xuất :

Trên địa bàn năm 2002 đạt 2.134.226 triệu đồng (giá cố định đạt 2.318.228 triệu đồng) chiếm 40% tổng giá trị sản xuất  công nghiệp của tỉnh Hải Dương. Với những sản phẩm chính xi măng 2,5 triệu tấn, đá xây dựng 1,5 triệu m3.

Khu vực huyện quản lý năm 2002 đạt 142.678 triệu đồng (giá cố định 115.628 triệu đồng). Năm 2003 ước đạt 183.000 triệu đồng (giá cố định 148.000 triệu đồng) với những sản phẩm chính như xi măng 14 vạn tấn, đá xây dựng 245.000m3, vôi, gạch nung, quặng si líc ...

c/ Xây dựng :

Hàng năm huyện đầu tư hơn 100 tỷ đồng vào lĩnh vực xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp, huyện tiết kiệm chuẩn bị thường xuyên chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng, ngân sách các xã và nguồn chủ yếu do dân đóng góp tập trung vào kiên cố cao tầng trường học các cấp, đường giao thông, kênh mương, trạm xá, đường điện ... kết quả đã kiên cố, cao tầng được 44,04% phòng học mầm non, 94,93 phòng học tiểu học, 94,87% phòng học trung học cơ sở, 100% phòng học trung học phổ thông, xây dựng xong đường điện hạ thế tới tất cả các cụm dân cư trên địa bàn, bê tông hoá, nhựa hoá được 24,8 km, trên 60km bê tông hoá đường giao thông, 7 xã bê tông hoá các trục chính liên thôn ( Hiệp Sơn, Minh Tân, Phú Thứ, Phạm Mệnh, Thất Hùng, Hiến Thành, An Phụ) 50 km kênh mương, trong đó 42 km kênh cấp 3

d/ Các ngành dịch vụ :

Ngành dịch vụ năm 2002 tăng trưởng 11,7% đạt giá trị 194.513 triệu đồng (giá cố định 127.204 triệu đồng). năm 2003 ước tăng 12,2% đạt giá trị 222.000 triệu đồng (giá cố định 142.720 triệu đồng), trong đó : các dịch vụ bưu điện có tốc độ phát triển nhanh nhất toàn huyện đã có 4437 máy điện thoại đạt 2,8 máy/trăm dân với 21  bưu cục và điểm văn hoá xã, số báo phát hành hàng ngày dứng thứ 2 toàn tỉnh. Toàn huyện có hơn 400 phương tiện vận tải thuỷ và hơn 700 phương tiện vận tải bộ ..., các hoạt động tài chính, ngân hàng bảo đảm đúng chế độ chính sách của nhà nước.

Du lịch

Kinh Môn nổi tiếng với Đền Cao - là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và danh lam thắng cảnh động Kính Chủ - nơi có nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp và gắn với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Hải Dương cũng như của Việt Nam trong thời kỳ chống ngoại xâm.

Động Kính Chủ nằm trong quần thể núi đá xanh cách An Phụ vài ba cây số. Chắc rằng thời Lý, Kính Chủ là nơi trung tâm Phật giáo, trước khi các nhà tu hành phát hiện ra An Tử. Chính sử chép nơi đây có 49 hang động, lầu son gác tía. Lý Thần tông được nhà Trần cho tu ở đó, thực chất là an trí. Nay di tích này không còn nhiều, hầu như chỉ còn phế tích. Vấn đề của Kính Chủ cũng là vấn đề chung nan giải của cả nước.


Khu vực đồi núi Kinh Môn còn có những di tích lịch sử và thắng cảnh được Nhà nước xếp hạng với đỉnh An Phụ có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu - thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; với động Kính Chủ có nhiều hang động tạo nên phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nơi đây còn bút tích của danh nhân Phạm Sư Mệnh đề thơ "Đặng thạch môn sơn lưu đề".

Những dãy núi đá Kinh Môn là nơi đã diễn ra các cuộc chiến đấu của ông cha ta chống giặc ngoại xâm như thời vua Trần Nhân Tông đã đóng quân ở núi Kính Chủ để chống quân Nguyên. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã diễn ra các cuộc chiến đấu rất oanh liệt của quân dân Kinh Môn tại các khu núi đá với các địa danh: Kính Chủ, Áng Sơn, Thung Sanh mãi mãi còn ghi đậm dấu tích kiên cường trong ký sức của người dân Kinh Môn.

Văn hóa - Giáo dục

Cơ sở vật chất : 44,04% phòng học mầm non được xây dựng kiên cố, 94,93% phòng học tiểu học, 94,87% phòng học trung học cơ sở, 100% phòng học trung học phổ thông được xây dựng kiên cố cao tầng. 
Chất lượng giáo viên 48,8% giáo viên mầm non, 90,8% giáo viên tiểu học, 94,14% giáo viên trung học cơ sở và 100% giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn.

Chất lượng giáo dục mọi mặt ngày càng được nâng cao tỷ lệ học sinh cuối cấp tốt nghiệp đạt từ 98 - 100%, toàn huyện đã phổ cập song trung học cơ sở
   

559.vn st 25-9-2015 HL