Đền xưa

Ảnh Đền xưa

Ảnh Đền xưa

Thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh tại thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng

Đai y Thiền sư Tuệ Tĩnh có tên Nguyễn Bá Tinh là ông tổ thuốc Nam, chính quê ở làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

                      ĐÊN XƯA - NƠI TƯỞNG NIỆM ĐẠI Y THIỀN SƯ TUỆ TĨNH, THÔN NGHĨA PHÚ,                                     XÃ CẨM VŨ, HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG

                                                     Thân thế sư nghiệp Đại y Thiền sư Tuệ Tĩnh

          Đại Y thiền sư Tuệ Tĩnh có tên Nguyễn Bá Tinh là ông tổ thuốc Nam, chính quê ở lang Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

         Cụ sinh trưởng vào cuối triều Trân, nửa cuối thế kỷ XIV. Cụ là người đầu tiên nêu ra phương châm "Lấy thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt" thể hiện lòng yêu nước thương dân và tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc, đặt nền móng cho lịch sư lâu đời của nền y dược nước nhà.

         Cụ Tuệ Tĩnh thi đậu Nhị giáp Thái học sinh thời Trần Dụ Tôn (1351) nhưng cụ không ra làm quan. Vì chán cảnh triều chính nghịch đảo, Cụ đã trút mũ cao áo trùng, náu mình nơi cửa Phật, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh để theo đuổi một chí hướng : Suốt đời chuyên chú nghiên cứu thuôc Nam để cứu dân độ thế, ích nước lợi dân, lưu truyền muôn đời mai sau.

          Khi ở trong nớc Cụ Tuệ Tĩnh đã có công xây dựng tu sửa 24 ngôi chùa, trong đó có chùa Hộ Xá là chùa đầu tiên. Tại các chùa này, Cụ đã biết sử dụng cơ sở nhà chùa cùng lực lượng tăng ni để xây dựng một hệ thống  Y tế nhân dân, biến vườn chùa thành vườn thuốc để cung ứng cho việc chữa bệnh cho nhân dân, biến giảng đường không còn thuần tuý giảng kinh kệ, mà còn là nơi phổ biến truyền bá kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

        /)/ăm 1385, Cụ Tuệ Tĩnh được cử đi sứ sang nhà Minh - Trung quốc giữ chức Y tư cửu phẩm và nổi tiếng là thầy thuốc giỏi. Cụ đã chữa khỏi bệnh cho Hoàng Hậu vợ vua nhà Minh nên được vua Minh phong là Đại Y Thiền sư. Sau Cụ mất ở Giang Nam, Trung quốc không rõ năm nào.

         Hai tác phẩm nổi tiếng về Y học của Cụ là :

              - Bộ Nam Dược thần hiệu, trong đó nghiên cứu 580 vị thuốc nam và 3873 phương thuốc điều trị 184 loại bệnh.

               - Bộ thập tam phương gia giảm đã được khắc in lâu đời. Đến thời vua Lê Dụ Tông (1717)  bộ sách đã được khảo đính lại và được đổi tên là "Hồng nghĩa giác tư Y Thư" (Hồng nghĩa là lấy tên quê      hương tác giả, tức là làng Nghĩa tư, phủ Thượng hồng). 

               Hơn 300 năm sau, năm 1690 đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà, Cụ Nguyễn Danh Nho người cùng làng được cử đi sứ sang nhà Thanh Trung Quốc. Cụ đã tìm đến viếng mộ Cụ Tuệ Tĩnh và chép văn bia đem về quê hương. Bia đem về để ở khu đất giáp địa phận Nghĩa Phú và Văn Thai. Tại nơi đây nhân dân đã dựng thành đềm Bia.

               Cũng trong thời gian này, để tỏ lòng biết ơn vị Thánh thuốc Nam, nhân dân làng Nghĩa Phú (nơi chính quê hương Tuệ Tĩnh) đã dựng một ngôi đền gọi là đền Xưa để thờ. Đền khoảng năm 1830 (thời Minh Mệnh) nhân dân khắp nơi kéo về lễ hội và xin thuốc rát đông, gọi là Hội Thánh lần thứ nhất. Số tiền công đức thu được, nhân dân đã trùng tu  ngôi đền này và còn tậu được 3 mẫu ruộng để thờ cúng. Đến năm 1936 lại Hội Thánh lần thứ hai, nhân dân khắp nơi lại kéo về lễ hội và xin thuốc đông hơn lần trước nhiêu và kéo dài gần 3 tháng. Số tiền công đức lần này nhân dân lại xây được ngôi đền ngoài vào năm 1937.

              Ở ngôi đèn trong có 2 câu đối có giá trị lớn cho việc nghiên cứu.

(còn nữa)                                                                  

                    

- Đền Xưa - Di tích lịch sử Quốc gia tại thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng.

- Cổng  vào Đền Xưa

- Cổng vào làng Nghĩa Phú - Đền Xưa, xã  Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng(Ảnh trên - 2 tết Kỷ Sửu 2009)