- Dụng người như dụng mộc ... biết ta, hiểu người ...TẢN MẠN CỔ, KIM ... CHÚNG TA CHIÊM NGHIỆM NHÉ

...Kính mong quý vị, quý khách hàng cùng tham khảo và chiêm nghiệm.

 QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN MƯU :   "Quyền lực gắn liền với quyền mưu. Có quyền lực mà không có quyền mưu thì chẳng khác nào kỵ sỹ mù cưỡi ngựa mù" Website  : dulichhaiduong.vn (sưu tầm - BNCT số 23"531" ra ngày 19-3-2008) xin trân trọng giới thiệu với quý vị và quý khách cùng suy ngẫm...                         

                              Kế cân quyền

         Phát triển bắt nguồn từ ổn định. Ổn định bắt nguồn từ cân bằng. Tuy nhiên trên thực tế một tổ chức, một cộng đồng, một quốc gia, một xã hội không ngừng biến động, không ngừng phát sinh sự khác nhau, bất đồng, thậm chí mâu thuẫn đối lập nhau về chính kiến, về quan điểm hoặc về quyền lợi giữa các phe nhóm, các thế lực, các cá nhân tạo ra những xung đột gây tổn hại tới hiệu quả quyền lực. Bởi thế chủ thể dụng quyền phải biết đầy đủ, hiểu sâu sắc mọi yếu tố để xác định đối sách nhằm giữ cân bằng tạo sự ổn định.

         Triều nhà Thanh (Trung Hoa), hai thế lực chính luôn luôn xung đột. Một bên là giai cấp đại quý tộc công thần tham lam và tàn bạo mà tiêu biểu là Hoà Đại Nhân, một tên loạn thần bất  chấp mọi thủ đoạn nhằm khuynh đảo triều chính. Một bên là những quan trung thần tâm huyết với quốc gia được nhân dân tin cậy ủng hộ tiêu biểu là Lưu Dung. Hoàng đế Khang Hy là bậc minh chủ. Ông biết rằng hai thế lực đó lúc này không thể  diệt một, cũng không thể diệt cả hai, càng không thể để chúng diệt nháu sinh đại loạn. Là Hoàng đế với tư cách chủ thể quyền lực, ông luôn tìm cách duy trì thế cân bằng, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm đảm bảo sự ổn định. Nhờ thế mọi bất hoà đều được kiểm soát và kiềm chế, xã tắc yên bình, quốc gia cường thịnh.

        Thời Chiến Quốc có lần Tề Hoàn Công ra lệnh :"Quả nhân sắp lập  Quản Trọng làm trọng phụ. Người nào tán thành  thì bước qua bên trái. Người nào không  tán thành bước qua bên phải". Đông Quách Nha không qua phải cũng không qua trái. Tề Hoàn Công hỏi :"Nhà ngươi đứng ở giữa là ý làm sao ?" Quách Nha thưa : "Bệ hạ cho rằng cái khôn của Quản Trọng có thể lo được việc xã tắc chăng ?". Hoàn Công đáp : "Lo được". Nha lại thưa :"Bệ hạ cho rằng ông ta dám làm việc lớn sao ?". Hoàn Công đáp :" Dám làm". Nha lại thưa :"Bệ hạ biết cái khôn của ông ta có thể lo được mọi việc của xã tắc, cái chí của ông ta dám làm việc lớn vì thế bệ hạ trao hết quyền vào tay ông ta.Vậy là ông ta có cả thực quyền  lớn, thế quyền tối đa, bệ hạ không lường tới mối hiểm nguy sao ?" Suy nghĩ một lát Tề Hoàn Công gật đầu : "Phải lắm", bèn giao Thập Bằng lo việc bên trong, Quản Trọng lo việc bên ngoài tạo thế cân quyền giám sát nhau và nhà vua cũng kiểm soát được cả hai tránh lộng quyền át chủ phòng ngừa hậu hoạ. Khang Hy và Tề Hoàn Công thật cao tay trong dụng kế cân quyền.

 

                      Kế khống chế quyền

      Trong quyền lực có cả thánh lực và ma lực, có chính và tà mà gianh giới rất mong manh. Thành bại luôn cận kề nếu không biết hoặc cố tình bỏ qua ranh giới ấy. Bởi thế trong dụng quyền không thể thiếu kế khống chế quyền. Khống chế quyền nhằm đặt quyền lực vào đúng vị trí, phát triển đúng hướng và vận hành đúng quy định bằng hệ thống thể chế nghiêm ngặt được áp dụng cho tất cả mọi chủ thể quyền lực từ cao nhất đến thấp nhất. Kèm với tập quyền và phân quyền phái có không chế quyền cốt để tập quyền mà không thể độc quyền, phân quyền mà không thể lộng quyền, át quyền, tranh quyền, hoặc cát cứ quyền ...

      Làm được việc ấy không dễ. Hầu hết các bậc đế vương trong lịch sử, khi khởi nghiệp thì cùng huynh đệ gắn bó ruột thịt, đồng cam cộng khổ sẻ chia hoạn nạn, quy tụ nhân tài thiên hạ, hết lòng tận tâm vì dân vì nước, xây dựng quốc gia hưng thịnh. Nhưng khi đã lập nên đại nghiệp lập tức thâu tóm quyền lực, tàn sát công thần, coi xã tắc là của riêng, coi thuộc hạ như tôi tớ, coi thần dân như nô lệ khiến triều chính bất hoà, lòng người phẫn uất, quốc gia suy vong. Gương tiền nhân như Việt vương Câu Tiễn, Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bang, Võ Tắc Thiên, Chu Nguyên Chương, Từ Hy Thái Hậu ... Tất nhiên họ đều phải chịu thảm bại. Vì sao ? Vì những chủ thể quyền lực ấy hoặc không biết, hoặc không muốn dụng kế khống chế quyền. Thực tế chứng minh chủ thể quyền lực (tổ chức hoặc cá nhân) từ cấp cao nhất tới thấp nhất nếu không xác lập hoặc không tuân thủ những quy định về khống chế quyền tất sẽ dẫn tới độc quyền và nhất định sẽ thất bại. Kết cục bi thảm mà Hit-le và "Đảng Quốc xã" của hắn, Ngô Đình Diệm và "Đảng Cần lao nhân vị" của ông ta phải gánh chịu là bài học cảnh báo cho tất cả mọi chủ thể quyền lực dám coi thường không chế quyền.

 

 

 

 

 

 

 

 10 -    KẾ KẾ QUYỀN

                                                        

          Quyền lực hữu hạn với bất kỳ chủ thể nào. Có nghĩa mọi chủ thể quyền lực đều phải thoái quyền để chủ thể khác kế quyền. Tuy nhiên thoái quyền thế nào và kế quyền ra sao lại là vấn đề mà khoa dụng quyền phải nghiên cứu, vận dụng.

          Thoái quyên : Giữ quyền, dụng quyền khó, nhưng thoái quyền cũng không dễ. Người hiều mình, hiểu đời lắm mới biết thoái quyền đúng mục đích, đúng cách, đúng lúc. Biết bao kẻ vì không nhận rõ điều ấy cố bám quyền mà thân bại danh liệt. Cổ nhân đã dậy : "Khi thượng phong phải nghĩ đến lúc hạ mạt". Biết lên không được, chờ thời để tiến cũng không được,  thì phải tìm cách thoái lui.

          Học thuyết Lão Tử (nhà tư tưởng lớn Trung Hoa thế kỷ 6 trước CN) lấy Vô vi làm gốc. Cơ sở đểđạt được Vô vi là : "Vô dục" (không để dục vọng và tham vọng chi phối mình), "Vô tranh", (không tranh giành với ai thì cũng không ai tranh giành với mình), "Tri túc" (phải biết thế nào là đủ để dừng) và "Thủ thế" (biết lấy lùi để tiến)."Kế tẩu vi thượng" trong Binh pháp Tôn Tử dạy : " Nếu biết không thể thắng sẽ có ba cách : Đầu hàng, cầu hoà và lùi. Đầu hàng là thất bại hoàn toàn. Cầu hoà là thất bại một nửa.Lùi là mấu chốt bất bại để tất thắng". Bởi thế, trước hết phải xác định mục đích thoái : "Lui" hay "lùi" ? "Lui" là rút để nghỉ. "Lùi" là dừng để tiến. Hãy lựa chọn !

          Có hai cách thoái quyền : "chủ động" và "bị động". Hãy lựa chọn !

          Có ba thời điểm thoái quyền : "nên thoái", "cần thoái" và "phải thoái". Hãy lựa chọn !

           /)/gười hiểu mình, hiểu đời thì chắc chọn cách "chủ động" vào thời điểm "nên thoái" chứ không để đến khi "bị thoái" hoặc" phải thoái".

           Ở đời những kẻ cố bám quyền thì nhiều, nhưng tỉnh táo sáng suốt thoái quyền rất ít. Mấy ai được như Phạm Lãi thời Xuân Thu biết thoái đúng lúc, đúng cách, đúng mục đích vừa tránh được tai hoạ vừa lưu danh muôn thuở. Là mưu thần kiệt suất giúp việc vương Câu Tiễn binh Ngô diệt Phù Sai. Sau khi thắng lợi, nhận rõ bản chất Câu Tiễn thuộc loại tham quyền ích kỷ, chung hoạn nạn chứ không cùng hưởng vinh quang, trước sau cũng thành bạo chúa diệt công thần thâu tóm quyền lực, Phạm Lãi tự nguyện rút khỏi mọi quyền chức mau chóng rời nước Việt sang nước Tề, thay tên đổi họ, kinh doanh buôn bán, dùng tiền giúp bạn bè và những người nghèo khổ, được đời sau tôn vinh là "Thánh Đào Chu công". Trái lại Văn Chửng cũng là bậc đại phu vì không nghe lời khuyên của Phạm Lãi vẫn trung thành phò tá Câu Tiễn, rút cục bị Câu Tiễn giết hại. Giống Phạm Lãi, Trương Lương giúp Lưu Bang diệt xong Tần lập ra nhà Hán liền bỏ đi ở ẩn. Trần Hưng Đạo dẹp tan giặc Nguyên rời kinh đô về Kiếp Bạc làm nghề nông trồng cây thuốc chữa bệnh cho dân và viết "Binh thư". Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi đánh xong giặc Minh ẩn dật nơi Côn Sơn làm thơ viết sách ...

         Triều Trần (Việt Nam) mười bốn đời vua kế tiếp nhau. Tuổi bình quân khi lên ngôi là 17,5.Từ lập quốc chỉ đến triều Trần mới có chế độ Thái thượng hoàng. Tuổi bình quân các vua Trần khi thoái quyền nhường ngôi lên làm Thái thượng hoàng là 38,5. Làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn nắm rất chắc tình hình đất nước và kèm cặp vua trẻ điều hành xã tắc. Một quốc gia Thái thượng hoàng tuổi bình quân xấp xỉ 40, vua trực tiếp quản lý giang sơn tuổi bình quân xấp xỉ 18, quốc gia ấy nhất định hùng mạnh và thực tế đúng như vậy.

         /)/ăm 1814, Napoleon sau thất bại nặng nề trên chiến trường Nga và trước áp lực của Liên minh Châu Âu, ông ta nhận ra rằng không thể tiếp tục ngôi Hoàng đế. Cố bám giữ quyền lực tối cao ấy tất sẽ bị tiêu diệt. Mục đích lúc này là tồn tại. Tồn tại được thi còn, bị tiêu diệt là hết. Binh pháp Tôn Tử dậy : "Phải tìm cách không cho địch thắng để đợi thời cơ thắng địch". Tỉnh táo sáng suốt phân tích thời cuộc cả quân sự, chính trị, ngoại giao, cả thực tế và xu thế, Napoleon biết rằng thời cơ còn, bởi thế ông ta quyết định thoái vị và chấp nhận bị lưu đầy tại đảo Elbe cùng với 1.000 lính (6-4-1814). Tuy rời ngai vàng nhưng ông ta vẫn theo dõi mọi biến động chính trị. Ở Pháp nhân dân luyến tiếc  chế độ tự do dân chủ dưới thời Napoleon, phản ứng quyết liệt chế độ tập quyền phong kiến hà khắc của vương triều Bourbon khi quay lại thống trị. Còn các nước châu Âu mâu thuẫn gay gắt với nhau khi phân chia quyền lợi. Thời cơ phục quyền đã tới. Ngày 1-3-1815 Napoleon dẫn hơn 1.000 quân rời đảo Elbe đổ bộ lên Cane và tiến thẳng về Paris. Vốn là một hoàng đế tài giỏi uy danh lừng lẫy, tới đâu ông cũng được nhân dân và quân đội ủng hộ. Louis XVIII hốt hoảng bỏ chạy sang Anh. Ba tháng sau Napoleon chiếm lại ngai vàng.

         Phạm Lãi, Trương Lương, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và các vua Trần đã để lại cho lịch sử những bài học về  thoái lui quyền lực.Còn bài học sâu sắc của Napoleon là  thoái lui quyền lực. Đó là những người thoái quyền đúng mục đích, đúng cách, đúng thời điểm và mãi mãi được lịch sử kính trọng. Rất tiếc vẫn có không ít kẻ đầy tham vọng cố bám quyền một cách mù quáng gây tổn hại cho cộng đồng và xã hội để rồi phải nhận kết cục thảm hại, bị lịch sử lên án và hậu thế chê trách.

       Cùng với thoái quyền là thực thi kế quyền. Biết bao gia đình tan nát, cơ quan sụp đổ, doanh nghiệp phá sản, quốc gia suy vong bởi không chọn được chủ thể kế quyền xứng đáng. Đây là việc phải làm liên tục, rất quan trọng, rất công phu, rất khoa học, đặc biệt phát hiện, bối dưỡng, đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nhân tài. Năm 1442, tiến sĩ Thân Nhân Trung đã viết trên bia đá đặt tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) :"Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí khi thịnh thì nước mạnh. Nguyên khí suy thì nước yếu. Vì vậy các bậc thánh đế, minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên". Mọi cấp, mọi nơi, mọi ngành, mọi nhà, mọi người phải cùng lo việc đào tạo nhân tài mới có nguồn để tuyển chọn cho kế quyền ở mọi cương vị, mọi lĩnh vực. Cốt lõi của tuyển chọn là dùng người. Cốt lõi của dùng người là hiểu người. Hiểu đúng, đánh giá đúng, chọn kế quyền đúng thì hưng. Hiểu sai, đánh giá sai, chọn kế quyền sai thì vong.

       /)/ăm 626, hoàng đế nhà Đường là Lý Uyên thoái vị, không chọn con cả kế quyền mà chọn con thứ là Lý Thế Dân. Bởi ông hiểu Lý Thế Dân là người có tâm sáng, lòng rộng, chí lớn, văn võ song toàn, biết quản lý điều hành xã tắc. Ông đã chọn đúng. Lý Thế Dân tiếp nhận vương quyền rút kinh nghiệm hưng vong của các triều trước. Vi hành khắp thiên hạ để kháo sát dân tình và tiến hành hàng loạt cải cách lớn xây dựng nhà Đường thành quốc gia hùng mạnh, nước thịnh dân an, mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài tạo thanh thế.

       Thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công nhờ Quản Trọng làm quân sư mà nước Tề từ yếu trở lên siêu cường. Quản Trọng bị bệnh nặng, Tề Hoàn Công lo lắng hỏi : "Nếu bá phụ mệnh hệ nào thì ai có thể thay thế ?".  Quản Trọng đáp :"Hiểu con không ai bằng cha. Hiểu bề tôi không ai bằng vua. Vậy theo bệ hạ thì ai có thể thay ?". Tề Hoàn Công hỏi :" Dịch Nha được không ?". Dịch Nha là cận thần. Có lần nghe nhà vua than :"Sơn hà hải vị ta trải cả rồi, giờ chỉ thèm thịt trẻ em xem mùi vị ra sao". Dịch Nha về cắt thịt đùi đứa con út của mình dâng vua. Nhà vua cho rằng Dịch Nha lòng trung không ai có, coi vua hơn sự sống con mình. Quản Trọng lắc đầu :"Giết con mình để lấy lòng vua là trái đạo từ, thất nhân tâm, không chỉ ông ta mang tiếng ác mà reo cả điều ác cho bệ hạ. Không thể được". Vua lại hỏi :"Khai Phương thế nào ?". Khai Phương là người nước Vệ, hầu hạ Tề Hoàn Công suốt mười lăm năm không về thăm cha mẹ. Tề Hoàn Công cho rằng Khai Phương coi vua hơn cả người sinh ra mình, đó là bậc trung thần. Quản Trọng lắc đầu :" Cam tội bất hiếu để được lòng vua là không hợp đạo làm con. Tự mang tiếng xấu còn làm tổn hại đến lòng nhân từ của vua. Người này cũng không được". Vua lại hỏi :"Vậy Thụ Điêu thì sao ?". Thụ Điêu biết Tề Hoàn Công háo sắc nên đã tự thiến mình làm quan hoạn (đại nhục như tội hình) để phục vụ vua với các mĩ nữ. Nhờ thế vua rất tin cậy. Quản Trọng lắc đầu :"Đến bản thân mà hắn còn không thương tự huỷ hoại thì hắn còn biết thương ai. Loại này càng không được. Cả ba người ấy đều không tin, đức, uy để yên lòng dân, để quần thần tâm phục khẩu phục và để giữ bang giao với các nước". Vua lại hỏi :" Vậy ai được ?". Quản Trọng đáp :" Thập Bằng được.Đó là người bên trong thì bản lĩnh, bên ngoài thì liêm khiết, không để tham vọng dục vọng lôi kéo, là gương sáng để thu phục lòng dân, làm được việc lớn, giữ được hữu hảo với các nước lân bang".

        Tiếc thay Quản Trọng chết, vua không dùng Thập Bằng mà chọn Thụ Điêu. Thụ Điêu thâu tóm quyền lực cấu kết với Dịch Nha và Khai Phương làm phản. Tề Hoàn Công bị bắt, bị bỏ đói và chết thê thảm trong ngục tối. Trước khi chết ông ta tự trách mình không nghe lời khuyên của Quản Trọng, dùng người không suy xét kĩ mọi mặt mà chỉ theo ý mình nên phải nhận nỗi nhục này.

        Kế quyền nói riêng, quyền lực nói chung là thế. Đúng - sai liền với Phúc - Hoạ.

 

                         Website : Dulichhaiduong.vn xin trân trọng giới thiệu bài trên trang 6 (NCT) số 18 "526", ra ngày 29-2-2008 của tác giả Đắc Trung.

 

                                                    QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN MƯU

                                                                         *******

            (NCT) : Từ khi xã hội loài người có nhà nước là hình thành cơ chế quyền lực. Quyền lực luôn luôn thuộc về người có quyền (có chức) và thực thi quyền lực được nắm giữ, đặc biệt là vai trò người đứng đầu.

            Trong mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi địa phương, quyền lực được sử dụng đúng pháp luật, đúng mục đích cả về tài lực, nhân lực, vũ lực và người đứng đầu hành động với động cơ trong sáng, không vụ lợi thì phát huy được tiềm năng sức mạnh vô địch, làm gì cũng được, kẻ thù nào cũng thắng là bởi cách làm rất được lòng dânm bảo đảm dân chủ. Tiếc rằng, "trong xã hội vẫn có không it kẻ đầy tham vọng cố bám quyền một cách mù quáng gây tổn hại cho cộng đồng và xã hội để rồi phải nhận kết cục thảm bại, bị lịch sử lên án và hậu thế chê trách ..."

             Kính mong quý khách, quý vị cùng tham khảo bài viết của tác giả ĐẮC TRUNG  :

 

                                                                Quyền lực và người đứng đầu    

            Con ong chúa, con sư tử đầu đàn, con khỉ đầu đàn : Đầy quyền  lực. Thủ lĩnh một bộ tộc, đứng đầu một tổ chức, một địa phương, một quốc gia : Đầy quyền lực. Quyền lực mang cả yếu tố tự nhiên và xã hội, cả khái niệm và thực thể. Con vật sử dụng quyền lực theo bản năng tự phát. Con người sử dụng quyền lực tự giác qua trí tuệ. Thành bại đại nghiệp một đời, hay hưng vong một quốc gia phụ thuộc ở đây. Bởi thế tinh thông quyền lực và quyền mưu là nhu cầu tất yếu cho  bất kỳ đối tượng nào liên quan đến quyền lực.

            Quyền lực gồm hai yếu tố cấu thành : Thực quyền và thế quyền. Thực quyền thuộc nội lực, là khả năng cá nhân gồm học vấn, bề dầy kinh nghiệm, phương pháp tư duy, là nhân cách, đạo đức ... Thế quyền thuộc ngoại lực, là chức vụ, quyền hạn được giao. Thực quyền là chính. Thế quyền là phụ. Nội lực là chính. Ngoại lực là phụ. Thực quyền là cái đầu. Thế quyền là cái ghế. Cái đầu là của mình, thuộc sở hữu. Cái ghế không phải của mình, chỉ được sử dụng. Sử dụng phải đúng mục đích, đúng pháp luật. Có thực quyền với được giao thế quyền. Thực quyền đến đâu giao thế quyền đến đấy. Có thực quyền không được  giao thế quyền, thực quyền không đủ điều kiện phát huy. Không có thực quyền mà giao thế quyền là đồng nghĩa với phá hoại. Thực quyền và thế quyền quan hệ biện chứng.

           Quyền lực thể hiện qua ba mặt : Tài lực (tài chính), nhân lực (con người) và vũ lực (sức mạnh). Trong đó tài lực là chính. Có tài lực, sử dụng tài lực đúng mục đích, đúng pháp luật sẽ có nhân lực, vũ lực. Và ngược lại, ba mặt tương quan gắn bó chặt chẽ.

            Bằng cách nào để có quyền lực ?   

           Trước hết phải có thực quyền. Đồng thời kiếm tìm thế quyền.

           Có ba cách để có thế quyền : Cận quyền, cầu quyền và kích quyền.

                        Cận quyền :

           Là tiếp cận quyền lực (cá nhân hoặc tổ chức có quyền lực). Quan hệ trực tiếp và công việc cụ thể là điều kiện lý tưởng để thể hiện thực quyền. Người ta sẽ lấy đó làm căn cứ để giao thế quyền xứng đáng. Hoặc ngược lại. Võ Tắc Thiên (đời Đường, Trung Hoa) tên thật là Võ My Nương xuất thân tầng lớp bình dân tại Kinh Châu. Nhờ được tuyển vào cung mới có dịp gần gũi vua Đường Thái Tông, mới có điều kiện bộc lộ năng lực mọi mặt của mình khiến các quan đại triều khâm phục và được nhà vua phong làm "tài nhân", rồi "hoàng hậu", được uỷ thác nhiếp chính, được tôn là "đế hậu nhị thánh" rồi thâu tóm hết quyền lực lên ngôi Hoàng đế. Ở nước ta có Nguyên phi Ỷ Lan. Tên thật bà là Lê Thị Yến, quê làng Thổ Lỗi (Thuận Thành, Bắc Ninh), mồ côi cha mẹ năm 12 tuổi, bố lấy vợ kế, ở với dì ghẻ khổ hơn cô Tấm. Năm ấy vua Lý Thánh Tông đi Chùa Dâu cầu tự. Dân làng kéo nhau đến xem, riêng cô Yến vẫn chăm chỉ hái dâu vừa làm vừa hát. Vua thấy lạ vời lại hỏi. Thấy người xinh đẹp, hiền thục, đối đáp lưu loát, nhà vua cảm mến đưa về cung phong làm Nguyên phi Ỷ Lan. Ỷ Lan không lấy việc chau chuốt làm trọng, ngày đêm miệt mài đọc sách, khổ công học hỏi. Triều thần kinh ngạc về sự thông thái, hiểu biết uyên thâm của bà. Năm 1069 nhà vua đi dẹp giặc Chiêm Thành bà được giao quyền nhiếp chinh. Năm 1072, vua qua đời, vua Lý nhân tông mới 7 tuổi, bà vẫn nhiếp chính. Bà dựa vào các nhân tài như Lý Thường Kiệt, quy tụ sức mạnh cả nước tổ chức đánh tan giặc Tống xâm lược (1077). Có nhiều công lớn, khi qua đời bà được dân chúng xưng tụng là Quan Âm, được nhà vua phong là Phù Thánh Linh nhân Hoàng Thái Hậu.

         /)/ếu không được cận quyền thì mãi mãi Võ My Nương và Lê Thị Yến vẫn chỉ là hai cô gái nhà quê. Cần hiểu rằng quyền lực không chỉ có ở những cá nhân và tổ chức cấp trên, mà cả cá nhân và tổ chức cấp dưới, từ những người lao động bình thường, nhất là trong chế đô dân chủ tiến bộ. Được cấp trên biết, cấp trên "cử" nhưng cấp dưới không biết, nhân dân không biết, không "bầu" thì liệu có được đề bạt, có trúng cử ? Bởi thế cận quyền không chỉ với cấp trên, mà cả với cấp dưới. Quyền từ cấp dưới, từ dân mới là gốc mới bền vững. Coi thưởng quyền lực cấp dưới, coi thường quyền lực nhân dân sẽ không tránh khỏi hậu hoạ.

                          Cầu quyền :  

         /(hông phải cầu cạnh, cầu xin, chạy chọt, mà là tạo cầu nối giữa quyền lực với đối tác cần quyền lực. Có hai cách cầu quyền : Khách quan và chủ quan.

         Cầu quyền khách quan : là được người khác tiến cử.

          Thời nhà Hán, Hàn Tin có tài xuất chúng được Tiêu Hà kiên trì tiến cử với Lưu Bang và được Lưu Bang tin dùng. Nhờ thế Hàn Tín mới có điều kiện bộc lộ thực quyền, tỏ rõ một nhà chỉ huy quân sự đại mưu lược, trí dũng song toàn, bách chiến bách thắng, lừng lẫy chiến công được phong tới chức Tề Vương.

          Hoặc triều Tống, Triệu Phổ tiến cử một người, nhưng hoàng để Triệu Khuông Dẫn không ưa người ấy. Lần thứ nhất không được phê chuẩn. Lần thứ hai Triệu Phổ vẫn tiến cử người ấy. Nhà vua vẫn không phê chuẩn. Lần thứ ba Triệu Phổ vẫn tiến cử người ấy. Nhà vua giận giữ xé tấu ném xuống đất. Triệu Phổ bình thản cúi xuống nhặt lại bản tấu cáo lui. Về nhà ông đem tờ tấu bị xé dán lại. Lần thứ tư lại vẫn dâng tờ tấu tiến cử người ấy. Triệu Phổ vốn là bậc trung thần đức độ, bốn lần kiên trì tiến cử một người khiến nhà vua nghĩ lại, đoán rằng đó chắc là nhân tài và phê chuẩn. Quả nhiên người ấy sau này trở nên trụ cột cho vương triều của ông. Đó là đại tướng Tào Bân. Nếu không có Tiêu Hà  và Triệu Phổ làm cầu quyền thì liệu Hàn Tín và Tào Bân có trở thành Tề Vương và Đại tướng ?  

                       Cầu quyền chủ quan :   

           Là tự tiến cử. Muốn thế, trước hết phải có thực quyền, rồi tự gửi tấu trình tới cá nhân hoặc tổ chức quyền lực đề xuất ý tưởng, dùng chính bản tấu làm cầu quyền.

           /)/ăm 140 trước công nguyên, Hán Vũ Đế ban chiếu kêu gọi thiên hạ tiến cử nhân tài.Chu Mại Thần, một ẩn sĩ nghèo đã bao năm dày công nghiên cứu binh pháp dâng sớ tự tiến cử và được Hán Vũ Đế triệu kiến. Chu Mại Thần hiến kế đánh Đông Việt. Ông  nói : "Vương Dư Thiện ở Tuyền Sơn, dựa vào thế hiểm trở cố thủ nên không phá được. Nay ông ta đi xuống phía Nam. Nếu ta chớp thời cơ xuất binh đi theo đường biển thẳng tiến đánh úp Tuyền Sơn thế nào cũng thắng". Quả nhiên bằng kế đó Đông Việt đại bại. Hán Vũ Đế phong ông làm Đô uý chủ tước.

          Nghiêm An, một tài năng chờ thời cũng dâng tấu trình bày chinh sự, đặt ra những kế sách trị quốc mà Hán Vũ Đế rất quan tâm. Đọc xong nhà vua đích thân triệu kiến, hết lời khen ngợi, rồi bổ nhiệm làm Từ lang trung. Một năm sau thăng liền bốn bậc tới chức Trung đại phu, trở thành mưu thần quan trọng của nhà vua.

          Thời nhà Nguyên, Quách Thủ Kinh nhiều năm nghiên cứu thiên văn, toán học, chế tạo cơ khí ... Tự dâng tấu lên Hốt Tất Liệt đề xuất sáu điểm để phát triền thuỷ lợi kèm  các giải pháp cụ thể. Xem xong Hốt Tất Liệt khen : "Những người như Quách Thủ Kinh trẫm đang cần", liền phong cho chức Phó hà cừ xứ tổng quản thuỷ lợi. Qua hai năm công trình hoàn thành giúp giao thông đường thuỷ thuận tiện, làm chủ tưới tiêu cho 9 vạn mẫu đất trồng trọt. Ngoài ra Quách Thủ Kinh còn hợp tác với học giả Hứa Hoành và Vương Tuần năm 1280 soạn xong "Lịch thu thời" là bộ lich ưu tú nhất thời bấy giờ.

         Bằng cách tự tiến cử Chu Mại Thần, Nghiêm An và Quách Thủ Kinh đã thực hiện kế cầu quyền chủ quan để đạt được đỉnh cao quyền lực.

       

                         Kích quyền  

          Là dùng thuật công kích gây phản ứng mạnh để cá nhân hoặc tổ chức có quyền lực biết đến mình. Đây là kế mạo hiểm, thành bại trong gang tấc. Bởi cũng bằng cách tấu trình nhưng nội dung không chỉ đề xuất cải cách mà có cả phê phán, chỉ chích, thậm chí phản đối, lên án mạnh mẽ. Làm được việc này trước hết phải có thực quyền, đặc biệt phải dũng cảm dám chấp nhận hy sinh.

        Triều nhà Thanh, Tăng Quốc Phiên trở thành nhân vật nổi tiếng nhờ kích quyền. Nhiều năm đảm nhiệm các chức Hữu thị lang Bộ Lễ, ông dày công nghiên cứu thời cuộc, đặc biệt từ Chiến tranh Nha phiến đến khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc và thấy rõ những nguyên nhân khiến triều Thanh ngày càng hủ bại về chính trị, hỗn loạn về xã hội, đình đốn sa sút về kinh tế, lòng người li tán ... là do triều chính không đủ uy, quan lại tham nhũng, bè phái, dân bị đè nén áp bức thậm tệ, luật pháp không nghiêm, kỉ cương phép nước buông lỏng ... ông dâng sớ lên Hoàng đế tỏ rõ bức xúc, bất bình và thuyết phục nhà vua cải cách. Nhưng tiếc thay tấu trình của ông không được hồi âm. Không nản, năm sau ông lại dâng sớ lên Hoàng đế, thái độ mạnh mẽ, cứng rắn hơn, nội dung sâu sắc khúc triết hơn, những đề xuất cải cách cụ thể hơn. Thậm chí ông dám cảnh cáo Hoàng đế : "Nếu bệ hạ nghe lời nói thẳng mà cảm thấy đáng ghét, còn nghe lời nịnh hót cảm thấy thân tình thì sẽ không thể ngăn chặn được tệ nạn". Đọc xong, hoàng đế Hàm Phong nổi giận lôi đình, lập tức sai quân cơ bắt vào trị tội. Các quan đại thần ra sức can ngăn lúc ấy Tăng Quốc Phiên mới được tha.

         Tuy nhiên các bản tấu đó đã làm Tăng Quốc Phiên nổi tiếng khiến Hoàng đế phải suy nghĩ lại và thấy Tăng Quốc Phiên đúng là bậc Trung quân ái quốc tư chất hơn hẳn bọn gian thần. Không trị tội, hơn thế Hoàng đế còn khen ngợi Tăng Quốc Phiên dám nói những điều mà người khác không dám, bổ nhiệm ông chức Thự hình Bộ thị lang.

         Dùng kích quyền để đạt được quyền lực như Tăng Quốc Phiên không nhiều. Đa phần chết thảm bới minh quân ít mà bạo chúa nhiều. Hầu hết kẻ nắm quyền tham vọng lớn bất chấp luật pháp, đạo lý dám coi thế quyền thuộc sở hữu riêng, độc đoán, tác quái, biết sai không chịu sửa còn hãm hại trung thần. Gương tiền nhân đó : Văn Vương do thuyết phục vua Trụ mà bị nhốt ngục. Nhiều bậc gián quan cũng vì xã tắc khuyên can vua mà mang hoạ như Dục Hầu bị thiêu sống, Quỷ Hầu bị phơi khô, Tỷ Can bị moi gan, Mai Bá bị làm mắm, Quản Di Ngô bị hành hình, Lý Bách Hề phải đi ăn xin, Quan Long Bàng bị chém, Trành Hoành, Tư Mã Tử bị giết xác trôi trên sông Giang, Điền Linh bị liệng đá đến chết ...

        Tuy nhiên lịch sử vẫn đánh giá cao những nhân cách ấy. Quan văn chết vì can gián, quan võ chết nơi xa trường. Đó là chết vinh.  
          

         Số 20(528)  7-3-2008 -BNCT :

 

          Sau khi bằng cận quyền, cầu quyền, kích quyền hoặc kết hợp những kế đó để được thế quyền, nghĩa là đã có quyền lực, đòi hỏi phải  tính quyền mới biết dụng quyền. Thành bại  là ở dụng quyền. Bới thế phải dành cả đời dày công học tập, nghiên cứu, suy ngẫm. Khoa học về mưu lược mênh mông, dụng quyền thiên hình vạn trạng, ở đây tôi chỉ xin mạo muội đúc rút ra mười kế :

                           1. Kế mượn quyền

          Quyến lực không bao giờ đủ. Vì thế mượn quyền là kế không thể thiếu trong cách dụng quyền. 

          Cuối triều Đông Hán xã hội thối nát. Hỗn chiến nổ ra từ triều chính tới các địa phương. Gian tặc hoành hành cát cứ tranh giành quyền lực. Tào Tháo "rước" vua bù nhìn Hán Hiến Đế đến Hứa Xương, danh nghĩa là phò Thiên Tử song thật ra là khống chế triều đình, mượn quyền vua Hán điều khiển chư hầu, lợi dụng quan niệm "trung quân ái quốc" để thu phục thiên hạ. Nhờ thế ông ta thâu tóm hầu hết giang sơn.  

          Đó là chuyện  bên Tầu. Còn ở ta ngày xưa, bằng đẳng cấp chính trị siêu phàm của mình, Trân Thủ Độ đã dụng kế mượn quyền Lý Chiêu Hoàng hạ chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh, thực hiện chọn vẹn cuộc bàn giao lịch sử vĩ đại mà không hề đổ máu.

          Kế mượn quyền được áp dụng trong mọi trường hợp, trong mọi mặt đời sống xã hội : Chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hoá và đời sống tình cảm. Khi mượn thế quyền, lúc mượn thực quyền hoặc mượn cả hai. Mượn tài lực, mượn nhân lực, mượn vũ lực hoặc mượn cả ba. Mượn cái gì, mượn lúc nào, mượn cách nào ... là những bài toán cụ thể phải giải cốt nhằm phát huy cao nhất hiệu quả quyền lực.

                           2. Kế lược quyền  

           Lược quyền là kế sách mang tình mục đích. Việc dụng quyền trước hết phải xác định mục đích lớn  lao, sâu xa và phải trung thành với mục đích ấy tới cùng. Phải hết sức kiên nhẫn, không được vì thù oán, bất mãn mà làm hỏng đại sự. Không được vì ân huệ nể nang vô nguyên tắc mà gieo mầm hoạ. Không được vụ lợi trước mắt mà  ảnh hưởng tới việc lớn lâu dài. Tôn Tử dạy :"Vua không thể vì giận mà cất quân. Tướng không thể vi căm uất mà quyến chiến. Hợp với đại sự thì làm, không hợp phải tránh. Giận giữ có thể trở lại vui mừng. Căm uất có thể trở lại bình thản. Nhưng nước mất không thể lấy lại, người chết không thể phục sinh. Vua sáng cần phải thận trọng, tướng giỏi phải biết răn mình".

           Thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn nuôi chí lớn quyết diệt Ngô phục quốc mà nhẫn nhục cùng vợ sang làm con tin bên đất Ngô sống kiếp nô lệ, sẵn sàng quỳ gục dưới chân Ngô vương Phù Sai dùng lưỡi nếm phân đoán bệnh cho y cốt để Ngô vương tin rằng chí trong đầu Câu Tiễn đã chết. Câu Tiễn đã hoàn toàn thần phục và tha Câu Tiễn trở về nước Việt. Suốt mười năm, đêm nằm trên gai nhọn, ngày nếm mật đắng kiên trì, quyết tâm sắt đá Câu Tiễn phục hồi quốc sự, củng cố quân đội và cuối cùng đã thực hiện bình Ngô, diệt Phù Sai, rửa xong nhục lớn. 

          Hoặc như Tôn Tẫn thời Chiến quốc. Ông người nước Tề, hậu duệ của Tôn Vũ, thời còn trẻ học cùng với Bàng Quyên, tài năng hơn hẳn khiến Bàng Quyên, con người rất nhỏ nhen ây ghen ghét đố kị. Thành tài, Bàng Quyên làm tướng nước Ngụy. Chiến tranh Tề - Ngụy bùng nổ, Bàng Quyên rất sợ  nước Tề bổ nhiệm Tôn Tẫn làm tướng liền giả nhân nghĩa bí mật mời Tôn Tẫn sang Ngụy. Khi Tôn Tẫn đến Ngụy, y lại rất sợ Ngụy vương trọng dụng Tôn Tẫn nên đã dung âm mưu quỷ quyệt vu cho Tôn Tẫn là mật gián của Tề, khép ông "tội hình" cắt gân bánh chè cả hai chân và thích chữ vào mặt. Với bậc đại phu thi "tội hình" là đại nhục thường tìm cách tự vẫn. Nhưng Tôn Tẫn quyết phải sống nuôi chí lớn phục thù. Để bào toàn mạng sống ông giả điên, đầu tóc bù xù, áo quần rách rưới, lang thang vạ vật ngoài đường xó chợ, bốc cả phân cho vào miệng, khi khóc, lúc cười. Bàng Quyên hoàn toàn tin Tôn Tẫn điên thật cho rằng sống như thề còn nhục hơn chết và không cho người  bám theo nữa. Tôn Tẫn thừa cơ liên hệ được với sứ thần nước Tề đang ở Ngụy. Sứ thần biết Tôn Tẫn là bậc kỳ tài liền dấu Tôn Tẫn vào xe đưa vê nước Tề. Ông được Tề vương kính nể và trọng dụng, bổ nhiệm làm quân sư. Tôn Tẫn viết "Tôn Tẫn chí pháp" - bộ trước tác về lý luận quân sự nổi tiếng và giúp tướng Điền Ky đánh đâu thắng đấy.

        Chiến tranh Tề - Ngụy bước vào thời kỳ ác liệt. Quân Tề do Điền Ky chỉ huy, Tôn Tẫn quân sư tiến thẳng đến Đại lương. Bàng Quyên dốc hết binh lực quyết chiến sinh tử. Tôn Tẫn dùng kế, Bàng Quyên mắc mưu bị nhử vào Mã Lăng, nơi hiểm yếu mai phục sẵn. Quân Ngụy đại bại. Bàng Quyên vừa nhục bởi bị dồn vào chỗ chết, vừa hổ thẹn về sự hèn hạ liền rút gươm tự sát.

       Câu Tiễn và Tôn Tẫn nhờ kiên trì, nhẫn nhục vận dụng thành công kế lược quyền nên chiến thắng.

       Hàn Tín, một tướng tài dụng binh kiệt xuât, lập nhiều công lớn được Lưu Bang tin cậy như huynh đệ. Chiếm xong nước Tề, Hàn Tín được Lưu Bang triệu về triều bàn việc diệt Sở. Là người có chí lớn, nhưng do tầm nhìn hạn hẹp, tư chất lại nôn nóng, thiếu kiên nhẫn, Hàn Tín nghe kẻ thấp mưu xúi bẩy dâng sớ lên hoàng đế Lưu Bang xin được phong Tể vương ngay để "danh chính ngôn thuận", ổn định nước Tề rồi sẽ về triều hội kiến. Vì tham vọng lộ liễu quá sớm, quá thô thiển khiến Lưu Bang vẫn phong chức Tể vương cho Hàn Tín, nhưng sinh nghi và cảnh giác đề phòng. Rồi để tránh hậu hoạ Lưu Bang và Lữ Hậu lập mưu giết chết Hàn Tín.

       Hàn Tín thất bại bởi không biết dụng kế lược quyền. Đẳng cấp tư duy về mưu lược như thế ông chỉ là tướng tài chứ không thể làm vương bá. 

 

                  3. Kế cơ quyền :          

         Kinh dịch dạy : trong suy có thịnh, trong thịnh có suy. Phật pháp dạy : Trong khổ có sướng, trong sướng có khổ. Binh pháp Tôn Tử viết : "Trong điều kiện bất lợi phải nghĩ đến điều có lợi mới giải toả hoạ hoạn". Thực tế cuộc sống chứng minh trong may có rủi, trong rủi có may. Cái khó ló cái khôn. Bởi thế người dụng quyền phải có thần kinh thép, bản lĩnh sắt đá, bình tĩnh sáng suốt tổng hợp phân tích mọi yếu tố, lường hết khó khăn, tìm và tạo mọi thuận lợi, nắm thời cơ hoạch định kế sách và mưu lược chính xác nhằm biến hung thành cát, khó thành dễ, nghịch thành thuận, bại thành thắng.

        Cuối đời Hán trong trận đối đầu với tướng Ngụy là Tư Mã Ý ở Tân Thành, Khổng minh Gia Cát Lượng chỉ có không đầy hai nghìn quân, trong khi đối phương hơn hai vạn đại binh truy đuổi gắt gao và tìm cách vây thành, khoá chặt mọi đường rút đẩy quân Thục vào tình thế tuyệt vọng. Tướng sĩ vô cùng hoang mang lo lắng, trong khi Gia Cát Lượng vẫn ung dung điềm tĩnh phe phẩy chiếc quạt lông trước ngực chăm chú nhìn vào tấm bản đồ. Lát sau ông nói :  "Các ngươi hãy nghiêm chỉnh chấp hành lệnh của ta. Quan Hưng và Trương Bào đem một nghìn quân rút lui theo đường mòn ven núi Võ Công, gặp địch không được đánh lớn, giắc thua không được đuổi, chỉ reo hò làm kế nghi binh. Mã Đài và Khương Duy đem năm trăm quân đi sau chặn hậu. Trương Dực đem một đạo binh ... Quyết bảo toàn lực lượng". Bên cạnh Khổng Minh chỉ còn mấy vị quan văn và vài trăm sĩ tốt. Thám báo về tâu đại binh Tư Mã Ý đang kéo tới. Khổng Minh lên mặt thành quan sát thấy quân địch đông như kiến.Ông ra lệnh : "Hạ tất cả cờ xí xuống. Mọi người im lặng tìm chỗ kĩn ẩn nấp. Ai lấp ló chém đầu. Ai nói to cắt cổ. Truyền mở toang bốn cửa thành. Mỗi cửa chỉ để hai chục tên lính ăn mặc như dân thường thong thả quét dọn thấy quân địch không hoảng sợ, Thừa tướng đã có kế ".Xong xuôi Khổng Minh khoác áo lông hạc, đội mũ luân cân, tay cầm đàn ngọc có hai tiểu đông theo hầu bước lên lầu ngồi so dây dạo khúc nhạc du dương thánh thót.

          Quân Ngụy ào ạt xông lên thẩy cảnh lạ liền quay lại bẩm báo với Tư Mã Ý. Ông ta không tin, đích thân phi ngựa đến xem xét. Quả nhiên thấy Không Minh đang ung dung chơi đàn. Cửa thành mở chỉ lèo tèo mấy tên lính quét dọn. Tất cả im phăng phắc đến kỳ lạ. Tư Mã Ý lòng đầy nghi hoặc. Hắn biết Gia Cát Lượng vốn đa mưu, là người rất cẩn trọng không bao giớ sơ hở, liều lĩnh. Cửa thành mở, quân lính vắng tất có phục binh, phải rút ngay kẻo trúng kế, lập tức thu quân bỏ chạy. Gia Cát Lượng cười lớn :"Binh Pháp Tôn Tử có câu "hư hư, thực thực" làm cho địch không thể đoán được kế của ta. /)/gười dụng quyền khi bị dồn đến đường cùng, nếu không bình tĩnh tạo thời cơ tìm lối thoát thì sẽ chẳng bao giờ thoát. Nếu không chịu thua để quyết thắng thì sẽ chẳng bào giờ thắng".

          Tháng 6 năm 1815 hoàng đế Napoleon thống soái ba mươi vạn binh sĩ tấn công quân Anh do quận cong Wellington chi huy với lực lượng chỉ bằng một phần ba trên chiến trường Bruxelles thuộc đất Bỉ. Thế mạnh như vũ bão, tưởng đã nắm chắc phần thắng, Napoleon để pháo binh, bộ binh lại huy động toàn bộ kị binh tổng công kích hòng đè bẹp đối phương. Dù trong tình thế tuyệt vọng, nhưng Wellington, một vị tướng đã dạn dầy trận mạc, đầy bản lĩnh và có tài phân tích xét đoàn tình thế vẫn bình tĩnh tìm cách liên lạc với nguyên soái Blucher cầu viện binh, mặt khác cố bảo toàn lực lượng  chờ thời cơ phản kích. Và, thời cơ đến : khi quân Pháp tràn tới cánh đồng làng Wateloo bỗng trời đổ mưa như trút nước. Mắt đất biến thành bùn nhão. Kị binh Pháp sa lầy. Cùng lúc viện binh do nguyên soái Wellington tô chức phản công. Vất vả lắm Napoleon mới thoát chết cùng một nhóm tàn quân tháo chạy. Thảm bại Wateloo đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp đầy vinh quang của  hoàng đế Napoleon và đã đưa tên tuổi Wellington lên hàng danh tướng.

         Đó là do Wellington đã thành công kế cơ quyền.

 

                4. Kế liên quyền :

        Khi tương quan quyền lực bất lợi, người dụng quyền phải tổng hợp, phân tích mọi yếu tố về mục đích, quyền lợi, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế ... có liên quan lâu dài hoặc nhất thời, tổng thể hay cục bộ, cơ bản hay thứ yếu ... để có kế hoạch liên minh với các đối tác khác nhằm tạo sức mạnh quyết định có tính chiến thuật hoặc chiến lược.

      Thời Chiến Quốc, để chống Tần, sáu nước Hán,  Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, Tề nghe nhà mưu lược nổi tiếng Tô Tấn liên kết với nhau trong "Kế hợp tung". Đối phó lại, Tần dùng "Kế liên hoành" của Trương Nghi phá tan "hợp tung" thống nhất giang sơn.

       Cuối chiều Đông Hán, thiên hạ đại loạn, Tào Tháo lộng quyền khuynh đảo xã tắc. Để chống lại Gia Cát Lượng quân sư của Lưu Bị bàn kế liên minh với Tôn Quyền, cho tướng Bàng Thống trá hàng "hiến kế" xui Tào Tháo dùng xích sắ cột các thuyền chiến lại với nhau. Gia Cát Lượng lên chòi xem thiên văn biết có gió nồm nam lớn thổi đến lập tức báo cho Chu Du phóng hoả làm nên trận Xích Bích lừng danh.Liên quân Ngô - Thục đại thắng. Tào Tháo đại bại.

       Đó chính là kết quả của kế liên quyền.

       Đầu thế kỷ 19, để chống lại quân đội hùng mạnh của hoàng đế Napoleon, các quốc gia châu âu đã liên minh với nhau đoàn kết thành một khối buộc nhà quân sự đại tài đã từng làm mưa làm gió khiến cả thế giới lo sợ ấy phải chịu thảm bại ở chiến trường Nga. Và, năm 1814 cũng do áp lực của "Liên minh châu Âu" Napoleon buộc phải thoái vị, bị lưu đầy trên đảo Elbe.

      /)/gày nay trên thế giới ở những nước có nhiều tổ chức chính trị hoặc đảng phái thường liên minh với nhau để giành ưu thế quyền lực trong Nghị viện hoặc trong chính phủ.

      Người dụng quyền muốn tạo sức mạnh quyền lực không thể bỏ qua kế liên quyền. 

 

                       5.   Kế tập quyền

      Quyền lực chỉ phát huy sức mạnh khi bảo đảm sự thống nhất và tập trung trên nền tảng dân chủ thật sự. Dưới phục tùng trên, địa phương phục tùng trung ương.Chủ thể quyền lực quyết định kế sách chiến lược. Chủ thể quyền lực nắm cái chính để chi phối cái phụ. Nắm tổng thể để chi phối  tiểu tiết. Nắm cái khái quát để chi phối cụ thể. Nắm cái lâu dài để chi phối trước mắt...

       Tập quyền nhưng không độc quyền.  Tập quyền thịnh. Độc quyền vong. Biên giới giữa tập quyền và độc quyền rất mong manh, bởi thế phải có chế tài định rõ cho việc quản lý, vận hành quyền lực. Tập quyền  thu hút sức mạnh cộng đồng và xã hội. Độc quyền ngược lại, hơn thế còn gây sự phản kháng chống đối mà hậu hoạ khôn lường.

      Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế duy nhất của lịch sử phong kiến Trung Hoa là bài học về tập quyền và độc quyền. Năm 660 khi Đường Cao Tông chính thức uỷ quyền nhiếp chính. Võ Tắc Thiên đã tiến hành hàng loạt biện pháp tập quyền và phát huy tối đa các yếu tố tích cực của cơ chế ấy. Ở ngôi vị tối cao bà tỏ rõ trách nhiệm với đất nước, bằng trí thông minh tuyệt vời, sự hiểu biết sâu rộng, đúc kết kinh nghiệm trong lich sử và các bậc tiền bối, làm việc cần mẫn, bản lĩnh sắt thép và tính quyết đoán, bà đã quy tụ được tri tuệ và sức mạnh toàn xã hội đưa quốc gia tới phồn thịnh. Nhưng sau khi đã thâu tóm trọn quyền lực, tự xưng Hoàng đế (năm 690), từ lập quyền bá chuyển sang độc quyền, từ minh quân  bà trở thành bạo chúa, coi quyền lực thuộc sở hữu, biến nó thành công cụ phục vụ mục đích cá nhân. Bà lập ra và trực tiếp  nắm  "Viện cơ mật" Thâu tóm và xử lý tất cả dơn từ mật báo không hề có cơ chế giám sát. 21 năm thống trị, 75 lần bà thay Tể tướng (thủ tướng) trong đó 19 người bị giết, 22 bị lưu đầy, có người chỉ được phong 9 ngày đã bị truất, binh quân môi Tể tướng nhiệm kỳ chỉ được hơn ba tháng. Độc quyền đến mức chức quan Tư thái học sĩ thôi mà muốn xin nghỉ về thăm nhà phải dâng biểu, nữ hoàng phê chuẩn mới được phép. Bà ta quyết đinh luật pháp, coi bộ máy quyền lực là của mình, coi tất cả cấp dưới đều là thần quan riêng, là đầy tớ, coi người dân như nô lệ. Độc quyền đã khiến triều chính thối nát, quốc gia suy vong, lòng người oán hận. Và. tất nhiên độc quyền dẫn tới phản quyền. Năm 705 Tể tướng Trương Giản Chi đứng đầu cuộc nổi dậy được mọi người hưởng ứng. Võ Tắc Thiên bị bắt nhốt và chết thê thảm trong ngục tối.

      Đó là bài học cảnh báo cho bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào coi thường dân chủ hướng tới độc quyền.

 

                       6. Kế phân quyền

 

       Nếu tập quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất, tập trung trong dụng quyền, thi phân quyền nhằm mở rộng, thu hút mọi mặt tài lực, nhân lực, vũ lực thiên hạ tạo sức mạnh tổng hợp. Các quốc gia có bộ máy nhà nước đầu tiên trên thế giới đều hình thanh hệ thống  chính quyền các cấp. Cấp trung ương đảm trách chức năng tập quyền và phân quyền cho các cấp địa phương. Cấp trên nắm quyền chính, cấp dưới nắm quyền phụ. Chính hay phụ đều rất quan trọng. Bởi tập quyền và phân quyền quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất. Dụng quyền giỏi là phải biết điều hành sao cho tập quyền và phân quyền hỗ trợ nhau, không tổn hại nhau. Làm được việc đó không dễ. Phần lớn các bậc đế vương trong lịch sử chỉ biết lo tập quyền, thậm chí độc quyền mà không giỏi phân quyền vì thế đã kìm hãm xã hội và chuốc lấy hậu hoạ. Nếu tập quyền phải xác lập cơ chế giám sát để không dẫn tới độc quyền thì phân quyền cũng phải có cơ chế để kiểm soát quyền. Bảo đảm chủ động việc thả quyền và thu quyền, khống chế, phòng ngừa tranh chấp quyền hoặc lộng quyền.

       Điều quan trọng là phải phân quyền cho đối tượng (tổ chức hoặc cá nhân) đáng tin cậy. Phân quyền gắn liền với dùng người. Dùng đúng người thì thành. Dùng sai người thì bại.

      Chiến tranh thời Tam Quốc thực chất là  cuộc đấu trí. Gốc của trí là nhân tài. Tranh giành nhân tài là gốc của tranh giành quyền lực. Có nhân tài, biết dùng nhân tài là cái gốc của thắng lợi và ngượi lại. Lưu Bị rất hiểu và đánh giá đúng Gia Cát Lượng, người có tâm sáng, lòng rộng, chí lớn. Lấy đại nghiệp vì xã tắc làm trọng. Đặt sự hưng thịnh quốc gia lên trên vinh nhục bản thân. Đa mưu túc kế mà khiêm nhường, chân thành và cao thượng sẵn sàng hiến thân vì trung nghĩa. Nghiêm khắc với bản thân. Công ông nhường cấp dưới, lỗi tự nhận về mình. Bằng phẩm chất ấy ông được Lưu Bị tin cậy giao quyền lớn với tư cách đại quân sư. Đáp lại, Gia Cát Lượng đã không phụ, đem tài năng kiệt xuất của mình tận tâm phò tá minh chủ dựng lên nghiệp lớn, nhưng luôn giữ đúng đạo vua tôi. Điều hành mọi việc quốc gia đại sự mà không át vua. Đầy quyền lực, đủ điều kiện mà không bao giờ có dã tâm đen tối. Bệnh trọng biết khó qua khỏi, thái tử con quá nhỏ, nhà vua tỏ ý nhường ngôi cho Gia Cát Lượng, nhưng ông quyết không nhận chỉ xin nguyện vẫn làm quân sư phò tá ấu chúa trọn đời.

       Lưu Bị là người  rất thành công trong việc vận dụng kế tập quyền và kế phân quyền, kế phân quyền với thuật dùng người nhờ thế nước Thục ngày càng mạnh, trụ vững trong thế ba chân thời Tam Quốc.