Lễ đầu xuân Đền Bia (4 Tết - 2008)

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/02/2008 14:25 - Người đăng bài viết: admin
Lễ đầu xuân Đền Bia (4 Tết - 2008)

Lễ đầu xuân Đền Bia (4 Tết - 2008)

Đên Bia di tích lịch sử quốc gia thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh - Vị Thánh thuốc nam, thuộc xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Tuệ Tĩnh thiền sư là người có công đầu đặt nền móng xây dựng sự nghiệp y học dân tộc từ buổi đầu..

Tương truyền vì giỏi y học, ông được vua Trần cử đi sứ nhà Minh năm Giáp Tý (năm 1384), ở Trung Quốc ông chữa khỏi bệnh cho vợ vua Minh, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư và giữ lại không cho về. Biệt xứ ở nước ngoài, ông vẫn say mê nghiên cứu y học và viêt sách. Nhiều tài liệu y học của Tuệ Tĩnh còn lưu lạc ở Trung Quốc ... ông mất ngày 15/2 âm lịch (năm 1400) tại Giang Nam (Trung Quốc).

Lễ đầu xuân Đền Bia (4 Tết - 2008) - Xã Cẩm Văn - Cẩm Giàng - Hải Dương
Di tích lịch sử Đại Danh Y Thiền Sư Tuệ Tĩnh

                                                  ĐẠI  DANH Y TUỆ - TĨNH

                                                   VỊ THÁNH THUỐC NAM  

        Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tinh, pháp hiệu Tuệ Tĩnh thiền sư, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai (nay thuộc xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).

        Theo một số tài liệu  lịch sử thì Tuệ Tĩnh sinh khoảng năm 1330 (có tài liệu cho rằng Tuệ Tĩnh sống vào khoảng cuối thế ký 17), ông có tướng mạo ngũ trường (người và chân tay dài), thông minh, giỏi võ, mắt giống mắt Phật. Cha mẹ mất sớm năm ông 6 tuổi, Nguyễn Bá Tinh đi làm thiền đồng ở chùa Hải Triều (tức chùa Giám hiện nay). Lớn lên, ông theo học thầy Phạm Tử Di, do chăm chỉ, học giỏi được thầy yêu quý gả con gái cho là bà Tử Đạo.

      Năm Tân Mão (năm 1351), ông đỗ Hoàng giáp lúc 22 tuổi, thời Thiệu Phong (1341-1375). Ông được triều đình trọng dụng phong chức Bình Tây tướng quân, đi đánh Chiêm Thành. Nửa sau thế kỷ 14, triều Trần suy yếu, chính trị rối ren, ông chán ghét thời cuộc, từ quan đi chu du thiên hạ làm nghề thuốc, cứu giúp dân lành. Từ đó nghề y là sự nghiệp của cuộc đời ông. Nắm vững tri thức y học đương thời, kế thừa thành tựu y học trong và ngoài nước, Tuệ Tĩnh đã phát hiện nhiều vị thuốc và nâng cao nền y học dân tộc cổ truyền. Quan điểm của ông là Thuốc Việt Nam chữa người Nam Việt và sách trời đã định cõi Nam bang, thổ sản cũng khác nhiều phương Bắc biều hiện sự nhận thức sâu sắc của ông về mối quan hệ giữa con người với sinh cảnh và ý thức độc lập tự chủ cao cả.Ông sử dụng các loại cây cỏ Việt Nam để chữa bệnh, dùng các bài thuốc và phương pháp điều trị thông thường trong dân gian nghi chép lại như : Châm cứu, chườm, xoa bóp, xông, đắp thuốc ... 

     Tuệ Tĩnh thiền sư là người có công đầu đặt nền móng xây dựng sự nghiệp y học dân tộc từ buổi đâu. Tương truyền vì giỏi y học, ông được vua Trần cử đi sứ nhà Minh năm Giáp  Tý (1384), ở Trung Quốc ông chữa khỏi bệnh cho vợ vua Minh, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư và giữ lại không cho về. Biệt xứ ở nước ngoài, ông vẫn say mê nghiên cứu y học và viết sách. Nhiều tài liệu y học của Tuệ Tĩnh còn lưu lạc ở Trung Quốc mà chúng ta chưa khai thác được, song với một số tác phẩm tiêu biểu của ông là : Nam dược thần diệu, Thương hàn tam thập thất chúng, nhân thân phú, Hồng nghĩa giác tự y thư, Thiền Tông khoá y lực ...  cũng đủ xác nhận sự nghiệp y dược của ông là lo lớn và giữ vai trò đặt nền móng cho y dược dân tộc ở những thế kỷ sau.

     //-/ơn 30 năm hoạt động khoa học, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông nắm vững lý luận đông y và có công đầu trong việc sưu tầm, nghiên cứu dược tính và chẩn trị bằng thuốc nam. Bộ sách Nam dược thần diệu (còn có tên là Nam dược chi Nam, gồm 10 quyển) của Tuệ Tĩnh được nghiên cứu, hệ thống, tổng kết các phương pháp chữa bệnh gồm 10 khoa, 2 môn đã giới thiệu 580 vị thuốc nam và 3.873 phương thuốc điều trị, 184 loại bệnh. Sách còn ghi dược tính 4.999 vị thuốc nam bằng thơ chữ Hán và 82 vị có tên gọi bằng tiếng Việt.Còn bộ sách Hồng nghĩa giác tự y thư (còn có tên là Thập tam phương gia giám, gồm 2 quyển) cũng đề cập đến 500 vi thuốc nam và hai bài phú thuốc nam về 620 vị. Phần lớn những tác phẩm của Tuệ Tĩnh viết bằng thơ, trong đó có một phần bằng quốc âm, nên mọi người dễ nhớ, dễ hiểu.

     Ông mất ngày 15/2 âm lịch (năm 1400) tại Giang Nam(Trung Quốc).

     /)/gày nay di sản y học của Tuệ Tĩnh được kế thừa trong việc xây dựng nền y học dân tộc hiện đại.

     Ổ Hải Dương, có dền Xưa, đền Bia, chùa Giám là ba di tích lịch sử nơi tôn thờ và ghi lại những dấu tích về Đại danh y Tuệ Tĩnh - vị thánh thuốc nam.

                                                                                                                (Web dulichhaiduong.vn ST)

Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 144
  • Khách viếng thăm: 40
  • Máy chủ tìm kiếm: 104
  • Hôm nay: 27110
  • Tháng hiện tại: 843756
  • Tổng lượt truy cập: 52043464