- Đồng đội Sư đoàn 2 ... tôi gặp lại sáng 20-6-2013

Đăng lúc: Thứ sáu - 21/06/2013 03:55 - Người đăng bài viết: dulichhaiduong
- Đầu tháng 01-1972 tôi là người có quân hàm thấp nhất "Binh Nhất"của Đoàn Cục Quân huấn, BTL 559 và Học viện quân sự đi thực tế chiến trường - tuyến đường 559, đường mòn Hồ Chí Minh và chiến trường C (Lào - R9, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào..). - Tôi gặp đồng đội tên Tuân (Nguyễn Văn Tuân) thôn Nhap Cáp, xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, quê hương tôi ... và 7h sáng ngày 20-6-2013. Thật bất ngờ ...

... Tôi đi cùng với Đại úy Nguyễn Quế Hiên, quê ở xã Tây Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương  làm trưởng đoàn(sau này tôi mới biết xã và huyện), Đại úy Nguyễn Văn Biện, quê Tứ Kỳ Hải Dương, cùng Thượng úy Mười, quê Thanh Hóa và một người cũng cấp bậc Đại úy - chán hói, một Trung úy ở ngoài Học viện quân sự vào thực tế chiến trường có tên là Bình. Đáng lẽ tôi không được đi  vào sâu  trong chiến trường như thế này, nhưng do một Thượng sỹ làm công tác bảo mật của Trung đoàn 29 bộ binh, quân tình nguyện của ta đang hoạt động ở khu vực huyện Pha Lan, huyện Đồng Hến, tỉnh Xa Va Na Khet - Lào, bị thương cụt chân nên tôi vào thay thế (người bi thương là Nguyễn Văn Xứng quê tỉnh Hà tĩnh)... Người bạn chụp ảnh cùng tôi dưới đây là Nguyễn Văn Tuân, ccb của Sư đoàn 2 (Đại tá Nguyễn Chơn làm Sư đoàn trưởng) hai lần đơn vị  được phong danh hiệu  anh hùng LLVTND.

  Tôi về đến nhà vừa đúng 7 h sáng 20-6-2012, mọi người đang chộn xi măng với cát đề chuẩn bị đổ nền móng, một người trong nhóm thợ dừng tay hỏi tôi : - Hạnh hả ? Tôi chưa nói gi với người hỏi và chào to : - Chào tất cả anh em nhé ! Người hỏi tôi ban đầu vẫn nhìn tôi, nghĩ rằng tôi không biết ai. Anh Tải là anh con bà cô tôi vừa cười vừa nói : - Đố chú biết ai, tôi nói trông quen quen ... tôi vẫn đang nghĩ thi anh Tải lại nói tiếp : - Quê ở trên Cáp ! Tôi "à" một tiếng và cháy lại  ôm vai bạn  đã mồ hôi ướt hết hai vai áo và sau lưng, trước ngực. Tuận cũng nắm tay tôi và không ngại ngùng, tôi thì thán phục sức khỏe và rất trân trọng. Tuân nói tiếp :  "Tưởng quên, tao vẫn nhớ mày đấy !" Tôi cũng nói : Tao vẫn nhớ mày, không thể quên được, lần đầu tiên tao bước vào sâu trong chiến trường ác liệt lại gặp mày ! ... Mọi người cùng chung vui nghe tôi kể chuyện hai thằng gặp nhau thế nào, kể mãi không chán và mặc cho một số người vẫn đo đạc, tính toán nền móng, nhưng đa số anh em thợ và dân xóm tôi nghe đều cười và thán phục về câu chuyện cách đây hơn 42 năm và tình cảnh chân thành, với tình cảm đồng đội không thể quên. Thế là tôi kể chuyện ...

 

    -  Anh mặc quân áo lao động, lúc đi xây, lúc phụ vữa, thật vất vả đúng không các bạn ? Người lính này tôi gặp đầu tháng 1 năm 1972, khi đó tôi hành quân cùng một số sỹ quan cao cấp của Học viện quân sự và của Cục Quân Huấn Đoàn bộ 559 đi đến Binh trạm 32, chúng tôi ở nhà lán ngoài gần Binh trạm. Được mấy cô giao liên nói gần đây có Sư đoàn 2 đang đóng quân và tập quân sự chuẩn bị vào chiến dịch, quê Hải Hưng nhiều lắm. Thế là sáng hôm sau tôi đi tìm bạn, đi qua chừng 3 quả đồi, dưới đường mòn qua các quả đồi  đều sạch lá cây và tương đối rộng (khoảng hơn một mét) có dấu hiệu là nhiều người ở. Tiếp tục đi, tôi thấy có nhiều tiếng ồn và đi nữa thi gặp nhiều bộ đội, quần áo cũng như quần áo của tôi, đều mầu xanh trông khỏe và đẹp. Đơn vị đang huấn luyện và vào giờ nghỉ nên mọi người ngồi nghỉ túm tụm 5, 6 người nằm, ngồi nghiêng ngả, nhưng vẫn cười nói lạc quan, đâu đó nhiều tiếng hát. Tôi dừng lại một nhóm có 3 người, hỏi anh em Hải Dương. Trong nhóm có một người nhận ra tôi và nói luôn tên tôi, Hạnh hả ? Mày ở đơn vị nào ? Tôi nói, tao đang đi vào, có quyết định vào Trung đoàn 29 bộ binh ở Đồng Hến, Xa Va Na Khet, Lào. Thấy tôi có đeo sắc-cốt đen (tui bảo mật) mấy anh em có vẻ nể, chắc được làm công tác văn phòng... Qua các câu chuyện, tôi được biết thêm một người bạn học của tôi tên là Phụng, có một thời ở đội văn nghệ xã với tôi năm 1969 và 1970, đã hy sinh trong chiến dịch đường 9, Nam Lào đầu năm 1971. Có người đi tìm nên tôi lại được gặp một bạn tôi có tên là Thập, người béo lùn, quê ở thôn Trâm Kiều, cùng xã Đồng Lạc. Biết tôi không ở được lâu, mấy anh em xin phép sang trạm nghỉ chân của đoàn để chơi với tôi.

      ... anh em quê Hải Dương cùng sang  trong lán chơi, khi đó trong đoàn đều cũng đi tìm đồng hương nên không có ai ở trong lán. Anh em gặp nhau trong chiến trường mừng và vui lắm, tôi còn hai chiếc banh chưng và mấy bánh lương khô bỏ ra tiếp bạn. Như vậy khẩu phần tết và một số ngày đi đường đã hết. Chúng tôi đang rất vui và chuẩn bị chia tay ra về thì một sỹ quan trong đoàn của tôi tên là Mười, cấp bậc thượng úy, quê tỉnh Thanh Hóa - từ ngoài đi vào, chúng tôi mời anh ăn, nhưng anh không ăn và tỏ thái độ rất khó chịu khi mấy anh em ngôi chính giữa trên giường sạp tre rộng ở một bên bày biện đủ thứ giấy tờ, lá bánh, thuốc là ... Tôi vẫn nhẹ nhàng dọn một vài thứ cho đỡ bần bừa và đưa tiễn đồng đội ra ngoài cổng nhà khách Binh trạm.      

         Tôi trở về dọn tiếp những bát sắt, giấy tờ trên sạp tre, người sỹ quan quê Thanh Hóa vẫn làu nhàu mắng tôi quá đáng nên tôi đã  cãi lại một cách không nể nang, thế là hai bên cãi nhau. Người sỹ quan si nhục tôi là lính tốt, lính cậu, thế là tôi cũng tiếp tục cãi lại một cách ngang bằng, nhưng không nói tục bậy như anh Mười. Thế là anh Mười rút súng K59 ra chỉ vào ngực tôi "tao sẽ bắn mày chết tại đây (Binh trạm 32) ! Tôi cũng thách thức : ông có giỏi bắn tôi đi ? Tôi cũng rút súng K54 ra và cũng thách thức. Đang căng thẳng thi ông Biện Đại úy từ ngoài đi vào can ngăn. Tôi lặng im và không nói, biết mình còn trẻ, cấp bậc Binh nhất như thế là không được, nhưng anh Mười vẫn cay cú mình là sỹ quan "Mày dám cãi Sỹ quan" Binh nhất mà dám cãi. Thực ra trong điều kiện bình thường cũng không nên hành xử như vậy và tôi cũng chỉ đi cùng đoàn cán bộ do Văn Phòng Bộ tư lệnh gửi vào, tôi ăn chế độ của tôi và vẫn phục vụ cả đoàn trên đường đi rồi. A Mười coi tôi như một chiến sỹ trong đơn vị của anh nên tôi đã cự lại thái độ của anh ấy. Đó cũng là bài học của tôi và mốt sỹ quan trung cấp của quân đội ta có cá tính như vậy. Hôm nay khi đã về nghỉ, công tác 41 năm 11 tháng, trở về đời thường, nghĩ lại thời trai trẻ, mình thấy dại và khờ trong cách sử sự như câu chuyện trên. Đây cũng là câu chuyện kể lại cho các bạn trẻ hôm nay hiểu về chúng tôi, thế hệ đi trước và đã có những hành đông không phải với nhau. Nếu hôm nay xảy ra chiến tranh, chắc chắn cả 2 đối tượng không sử sự với nhau như vậy .

          Câu chuyện nhỏ này chưa kết thúc, mà tôi và anh Mười cùng đoàn cán bộ  còn đi tiếp gần một tuần nữa mời vào tới đơn vị  tôi nhận nhiệm vụ. Hai bên như có một sự ân hận và rút kinh nghiệm. Tôi thì không ai nói gi, nhưng anh Mười đã bị tập thể đoàn phê bình về thái độ hống hách với chiến sỹ, với đồng đội. Tôi đến đơn vị đầu tiên của Trung đoàn 29 bộ binh là Đội điều trị 45, gần bản Cang. Trên đường đi tôi bị sốt cao, không ăn và có ăn cũng rất ít, đó là những trận sốt rét đầu tiên của tôi. Thường là 39 độ, có lúc lên 40 độ, nhưng vẫn phải hành quân. Tôi luôn đi sau đoàn, mặc dù trong đoàn có một số sỹ quan hơn gấp đôi tuổi tôi, họ vẫn đi băng băng và nói chuyện vui vẻ. Mệt quá tôi đã nằm úp mặt vào một số cây vắt ngang đường mòn đi qua rãy của dân, nằm lại một lúc sau lại đi tiếp. Được ngày thứ hai thì tôi không thể chịu được đã vất chiếc chăn chiên đỏ lại rìa đường mòn và ông Hiên (ông Quế Hiên, năm 2009 tôi gặp lại ông nhân một chuyến hoạt động từ thiện cho những người bị chất đôc Da Cam ở xã Văn Tố và Phượng Kỳ huyện Tứ Kỳ. Ông đã nhận ra tôi và chạy lại, hai bác cháu ôm nhau kể lại nhiều chuyện .. ông đã chết năm 2011), lại nhặt và tôi biết chắc chiếc chăn của mình đã mất khi đã bỏ lại do nặng quá, sốt cao không đeo được. Đi mãi đến tôi, ăn uống xong đi mắc võng nằm ngủ, ông Hiên mang chiếc chăn của tôi đã bỏ lại trên đường hành quân đưa cho tôi đắp, tôi cũng ngại và ông nói rất tình cảm là người cha :"Đắp đi, mai còn đi xa, cháu sẽ còn sốt nhiều. Vào trong này có cái chăn như thế này là quý lắm ..! Hành động của người Đại Úy già vẫn bên tôi trong sốt cuộc hành quân gần 8 năm quân ngũ. Ra ngoài công tác tôi vẫn nhớ đến ông và hy vọng gặp lại, nhưng gặp lại thật bất ngờ, khi ông thấy tôi trưởng thành...

            - Người bạn tên Thập cùng với Tuân đến nhà khách Binh trạm 32 chơi với tôi, hôm nay tôi cũng mới biết, Thập được đi học sỹ quan và sang giúp bạn Căm Phu Chia, hy sinh năm 1979 tại Căm Phu Chia.

                ...

 

 

 

 

 

Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 80
  • Khách viếng thăm: 18
  • Máy chủ tìm kiếm: 62
  • Hôm nay: 14311
  • Tháng hiện tại: 550900
  • Tổng lượt truy cập: 51750608