Đền An Sinh Vương - Trần Liễu

Đăng lúc: Chủ nhật - 01/05/2011 10:42 - Người đăng bài viết: admin
Đền An Sinh Vương - Trần Liễu

Đền An Sinh Vương - Trần Liễu

Đền An Sinh Vương - Trân Liễu, tục gọi là đền Cao, còn văn bia gọi là An Phụ Sơn Từ.

Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211), mất tháng tư, năm Nguyên Phong thứ nhất (5 - 1251), thọ 41 tuổi. Năm 1237 triều đình cắt đất các xã An Phụ, An Dưỡng, An Sinh, An Hưng, An Bang cho Hoài Văn Hầu Trần Liễu làm Thái Ấp và phong làm An Sinh Vương ở đất ấy.(Những xã này thuộc đất Đông Triêu và một phần đất Kinh Môn). Trần Liễu là thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300), là anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, 3 lần kháng chiến đánh tan quân Nguyên Mông. Sau khi mất ông được lập đền thờ trên núi An Phụ. Kỷ niệm ngày mất của ông (1 - 4 âm lịch) trở thành ngày hội của Đền Cao và việc trẩy hội đã thành tập quán của nhân dân từ nhiều thế kỷ.

   AN SINH VƯƠNG TRẦN LIỄU

                           Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất 1211, mất Tháng Tư, năm Nguyên Phong thứ nhất (5 - 1251), thọ 41 tuổi.

          Trần Liễu là anh ruột của Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông (1218 - 1277) ông vua đầu tiên triều Trần (1225 - 1400). nguyên quán tại hương tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định.

           Dòng dõi nhà Trần vốn làm nghề đánh cá trên sông nước ở vùng Chí Linh, Đông Triều, sau dời về hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường. Gia phả họ Trần còn ghi được từ Trần Kinh. Trần Kinh sinh ra Trần Hấp, Trần Hấp sỉnh ra Trần Lý, Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Thưa sinh ra Trấn Liễu và Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông.

           Thái tử Sam nhà Lý lấy Trần Thị Dung hay còn gọi là cô Ngừ - một người con gái có nhan sắc và mưu lược, người có nhiều công lao sáng lập Nhà Trần.Tháng 10 năm 1210, vua Lý Cao Tông qua đời, Hoàng tử Sam lên ngôi, tức Lý Huệ Tông. Năm sau, Trần Thị Dung được phong làm nguyên phi. Sau một thời gian bị nguyên Hoàng hậu làm nhục, tháng 1 năm 1217 bà lại được phong làm Hoàng hậu. Kể từ đây, họ Trân có thế lực mạnh nhất  trong triều đình nhà Lý buổi mạt kỳ. Hoàng Thái hậu Trần Thị Dung chỉ có hai con gái. Con gái trưởng - công chúa Thuận Thiên, sinh năm 1216, lấy Trần Liễu ; con gái thứ - công chúa Chiêu Thánh, sinh năm 1218, lấy Trần Cảnh. Lý Huệ Tông không có con trai. Năm 1224, do sức ép của Trần Thủ Độ và có sự thuyết phuc của Phùng Tá Chu, Lý Huệ Tông buộc phải nhường ngôi cho con gái là công chúa Chiêu Thánh, tức  Lý Chiêu Hoàng. Năm sau, năm 1225, Trần Thủ Độ lại ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông. Triều Trần bắt đầu từ đây.
          Công chúa Chiêu Thánh không có con. Bấy giờ công chúa Thuận Thiên đã có mang 3 tháng (sau này sinh ra Trần Quốc Khang). Năm 1237, Trần Thủ Độ lại ép Trần Liễu phải nhường vợ cho em để duy trì hoàng tộc Nhà Trần. Trần Liễu căm giận, chiêu tập quân sỹ, lấy Phùng Tá Chu làm quân sư, tiến về kinh  sư, chống Trần Thủ Độ. Nhờ Hoàng Thái hậu Trần Thị Dung và cũng là mẹ vợ của Trần Liễu dàn xếp, mọi việc ổn thoả.
           Năm 1237 triều đình cắt đất các xã  An Phụ, An Dưỡng, An Hưng, An Bang cho Hoài Văn Hầu Trần Liễu làm Thái ấp và phong làm An Sinh Vương ở đất ấy.(Những xã này thuộc đất Đông Triều và một phần đất Kinh Môn).
           Trần Liễu là thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) ; người con trung hiếu, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, lập chiến công hiển hách trong 3 lần kháng chiến chống Nguyên - Mông. Trần Liễu cùng bà vợ là Thiên Đạo Quốc Mẫu là những người góp phần quan trọng tạo nên thiên tài Trần Quốc Tuấn.
         
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 23 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Avata
trần thị hương lan - Đăng lúc: 26/03/2014 17:32
theo tôi được biết chắc chắn trong lịch sử thì ngài Hưng đạo đai vương trần quốc tuấn do bà công chúa thuận thiện sinh ra mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày vô cùng cực khổ ở ấp A Sào ngày nay là (nay là phần đất hai xã An Đông và An Thái, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình)thật quá bất công khi nói Thiên Đạo Quốc Mẫu Húy Nguyệt là mẹ của ngài Hưng đạo đại vương trần quốc tuấn có chăng sau này bà thuận thiên phu nhân lấy vua trần thái tông thì người đới sau không thờ bà chung với ngài trần liễu và con trai trần quốc tuấn mà thay vào đó là thờ bà thiên đạo quốc mẫu húy nguyệt là vợ hai ngài trần liễu như ở đền thờ Bảo Lộc của tỉnh Nam Định, Đúng là chua chát cho thân phận nữ nhi khi mà sinh ra toàn bậc Thánh nhân hiền tài cho đất nước mà lại bị người đời sau không hiểu gì chuyện lịch sử
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 138
  • Khách viếng thăm: 36
  • Máy chủ tìm kiếm: 102
  • Hôm nay: 6720
  • Tháng hiện tại: 774860
  • Tổng lượt truy cập: 52895159